(Tiếp theo kỳ trước)
Câu 25. Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và nhu cầu sử dụng khẩu trang phòng dịch của người dân ngày càng cao, do đó một số cơ sở, cửa hàng có hiện tượng găm hàng, nâng giá khẩu trang y tế để trục lợi. Hành vi này bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
…
Điều 32. Hành vi găm hàng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:
a) Cắt giảm địa điểm bán hàng;
b) Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;
c) Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;
d) Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:
a) Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;
b) Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;
c) Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;
d) Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm”.
(Còn nữa)