Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Bình Dương phấn đấu duy trì ổn định sản xuất, đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, thực hiện các đột phá chiến lược như huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, không ngừng đổi mới, nâng tầm chất lượng phát triển. Cụ thể, các chỉ tiêu kinh tế đưa vào kế hoạch gồm tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) tăng bình quân từ 8,5-8,7%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2025 gồm công nghiệp đạt 62,3%, dịch vụ đạt 28%, nông nghiệp đạt 2,5%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng đạt 7,2%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân trên 8,7%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 210-215 triệu đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt từ 14-15%/năm. Kim ngạch xuất khẩu ước tăng từ 9-10%/năm. Kim ngạch nhập khẩu ước tăng từ 9-10%/năm. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 9 tỷ USD... Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến khó lường, các cấp, ngành quan tâm đến việc đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân, công nhân lao động…
Gia Lai: Bảo tồn và phát triển cây dược liệu
UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án được thực hiện tại 17 huyện, thị xã, thành phố; trong đó đặc biệt ưu tiên các vùng có tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu như ở các huyện: Kbang, Đắc Đoa, Mang Yang, An Khê, Chư Sê… với nguồn vốn 5.200 tỷ đồng. Theo đề án dự kiến đến năm 2030, Gia Lai sẽ phát triển diện tích dược liệu khoảng 20 nghìn ha. Tỉnh sẽ hình thành Trung tâm Bảo tồn tri thức y học cổ truyền và nguồn gen cây thuốc quý của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai./.
PV