Chương trình phát triển nhân lực giai đoạn 2016-2020 của tỉnh được cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, đơn vị cụ thể hóa thành kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện khoa học, đồng bộ. Theo đó, tỉnh coi trọng đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được quy hoạch, bồi dưỡng, rèn luyện, bổ nhiệm, kiện toàn bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chức trách từng lĩnh vực, vị trí công tác.
Đến nay, khối quản lý hành chính, sự nghiệp ở tỉnh có 97,3% số cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ đại học trở lên (trong đó, 62,47% có trình độ từ trung cấp lý luận chính trị trở lên) và 97,75% số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ trung cấp trở lên; khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có 90,4% số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học trở lên (trong đó, 93% số cán bộ, công chức, viên chức thuộc nguồn quy hoạch có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên); khối sản xuất, kinh doanh có 24,9% số người lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp, 50,1% số người lao động có trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, tỷ lệ lao động làm việc trong doanh nghiệp qua đào tạo là 78,5%.
Theo khảo sát, đánh giá mới đây, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Khánh Hòa đã được nâng lên rõ rệt cả về chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý điều hành, thực thi công vụ, phù hợp yêu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực, chức danh nghề nghiệp.
Hà Giang: Phát triển kinh tế vườn, tạo thu nhập khá cho trên 6.500 hộ vào năm 2025
Hà Giang đưa ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, chương trình cải tạo vườn tạp sẽ giúp hơn 6.500 hộ gia đình phát triển kinh tế vườn có thu nhập khá. Người dân xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) xếp đá làm bờ rào, đổ đất tạo vườn.
Phát triển du lịch và nông nghiệp là một trong ba bước đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu của Đại hội đề ra, cuối năm 2020, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1-12-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Hà Giang sẽ hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn với lãi suất 0%. Điều kiện để được vay vốn là các chủ vườn phải có hồ sơ cải tạo và được xã, thôn xác nhận. Đặc biệt, hộ vay vốn phải cam kết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào một hoặc nhiều khâu như sản xuất, thu hoạch, chế biến… Sản phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm và các nội dung cải tạo đã quy định. Vườn cải tạo phải đảm bảo quy mô lần lượt từ 100-300 m2/vườn trở lên, tùy thuộc vào thực tế địa hình của các huyện vùng thấp, phía Tây và vùng cao phía Bắc.
Năm 2021, chương trình thực hiện giai đoạn đầu thí điểm ở tất cả 11 huyện, thành phố với 356 hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Những hộ này sẽ được vay vốn lãi suất 0%, số tiền vay từ 10-30 triệu đồng, thời gian vay từ 24-30 tháng để cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ./.
Theo nhandan.com.vn