Nhằm cơ cấu lại nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình ban hành các chủ trương, nghị quyết nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2030; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030...
Hàng năm, trên cơ sở kiểm tra việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế của các địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy xây dựng, bổ khuyết và thực hiện các giải pháp cụ thể theo chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh và phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị. Các cấp ủy đã chỉ đạo tập trung thực hiện 5 đột phá trong nông nghiệp gắn với tập trung, tích tụ đất đai, ứng dụng cơ giới hóa và tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị. Đến nay, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 100%, khâu thu hoạch đạt 80%. Các loại hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao được đẩy mạnh triển khai; xuất hiện nhiều hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân để tổ chức sản xuất với quy mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao; các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản theo hình thức tập trung, ứng dụng công nghệ cao được nhân rộng; chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết bước đầu được chú trọng. Đến nay, Thái Bình đã chuyển đổi được 3.526ha đất trồng lúa kém hiệu quả, tăng 2.620ha so với năm 2015; góp phần nâng giá trị sản phẩm bình quân đạt 160 triệu đồng/ha đất trồng trọt và 290 triệu đồng/ha nuôi trồng thủy sản, cao gấp 1,3 đến 1,4 lần so với năm 2015…
Bình Dương: JICA tài trợ 8 triệu USD cho hệ thống công trình cấp nước của tỉnh
Ngày 17-11, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký hợp đồng tín dụng trị giá 8 triệu USD với Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE), nhằm tài trợ vốn cho dự án “Mở rộng hệ thống cấp nước tỉnh Bình Dương”.
Dự án phù hợp với “Sáng kiến về cho vay và đầu tư hải ngoại cho khu vực ASEAN” được tuyên bố tháng 11-2019, do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) điều phối tài chính.
Tài trợ vốn của JICA lần này nhằm mục tiêu cải tạo nhà máy lọc nước Tân Hiệp, giúp tăng khả năng cung cấp nước sạch của nhà máy lọc nước hiện tại lên 80%. Việc cung cấp nước sạch giúp ngăn ngừa, phòng chống sự lây lan của virus corona mới, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu số 6 và 17 trong Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Bình Dương là tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời là tỉnh đầu mối cung ứng lao động cho Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu sử dụng nước của tỉnh mỗi năm tăng trung bình 17% trong vòng 5 năm qua. Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương được thành lập từ trước năm 1975 và cổ phần hóa vào năm 2016. Đây là doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực cấp và thoát nước, thu gom xử lý chất thải…, đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt và nước sản xuất cho 76% dân số tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, Công ty JFE Engineering của Nhật Bản đã mua lại 3,87% cổ phần của Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương và đang thúc đẩy các hoạt động xử lý chất thải, đầu tư nhà máy lọc nước, nhà máy xử lý nước thải.
Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương đã hợp tác, duy trì mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với JICA và là đơn vị thực hiện nhiều dự án vốn vay ODA của JICA tại tỉnh Bình Dương như: “Dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương” (Hiệp định vay ký năm 2007) và “Dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương - Giai đoạn 2” (Hiệp định vay ký năm 2012).
Trên cơ sở mối quan hệ tin cậy đã được xây dựng với các đối tác lâu năm như Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương, JICA sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ vì sự phát triển lâu dài của Việt Nam./.
PV