Hà Nội: Chi hàng chục tỷ đồng đào tạo nghề cho 13.100 lao động nông thôn

08:02, 21/02/2020

Trong năm 2020, Hà Nội sẽ chi hơn 36,2 tỷ đồng để đào tạo nghề cho 13.100 lao động nông thôn, chú trọng nghề đáp ứng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội từng địa bàn.

Để thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nông thôn, đào tạo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm 2020.

Lớp đào tạo nghề mây tre đan theo chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn tại xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ (Hà Nội).
Lớp đào tạo nghề mây tre đan theo chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn tại xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ (Hà Nội).

Theo đó, chương trình hướng tới mục tiêu đào tạo nghề cho 13.100 lao động nông thôn, trong đó nghề nông nghiệp là 8.322 người, nghề phi nông nghiệp là 4.778 người; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã; giải quyết việc làm sau học nghề đảm bảo tỷ lệ lao động sau học nghề tối thiểu đạt 80% có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Danh mục các nghề được đào tạo bao gồm 33 nghề, trong đó 17 nghề phi nông nghiệp và 16 nghề nông nghiệp. Tổng kinh phí thực hiện là hơn 36,2 tỷ đồng gồm hỗ trợ lao động nông thôn học nghề và kinh phí tuyên truyền, điều hành, kiểm tra, giám sát.

Bình Thuận: Cơ cấu lại thị trường khách để phát triển du lịch bền vững

Theo Sở VH, TT và DL tỉnh Bình Thuận, tính đến ngày 19-2, Bình Thuận có hơn 12.400 lượt khách lưu trú du lịch, trong đó có 10.500 lượt du khách quốc tế.

Hiện đang là cao điểm mùa khách quốc tế đến Bình Thuận, nhất là khách châu Âu nghỉ đông cho nên việc sụt giảm lượng khách Trung Quốc chưa ảnh hưởng nhiều đến lượng khách chung. Bình Thuận hiện vẫn là điểm đến an toàn và thân thiện trong mắt du khách. Để bảo đảm môi trường du lịch an toàn đồng thời không gây hoang mang cho du khách, các cơ sở kinh doanh du lịch đều cập nhật kịp thời, chính xác về tình hình dịch Covid-19, dấu hiệu nhận biết và trang bị các kỹ năng phòng ngừa cho du khách và đội ngũ nhân viên.

Trước dự báo tình hình dịch Covid-19 có thể kéo dài sẽ ảnh hưởng đến lượng đặt chỗ trong những tháng tiếp theo và từ cuối tháng 2 trở đi, lượng khách đến Bình Thuận có thể sẽ giảm từ 10-15%, các doanh nghiệp du lịch đang ưu tiên xây dựng chiến lược và tranh thủ thời gian này để cơ cấu lại thị trường khách quốc tế theo hướng đa dạng, nhằm giảm sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường và đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa./.

Theo baotintuc.vn



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com