Để thực hiện có hiệu quả việc phát triển cây ăn quả trên đất dốc, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chọn bộ giống tốt, thực hiện lai tạo, ghép cải tạo vườn tạp, hình thành các vùng trồng cây ăn quả có giá trị, nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể vùng trồng các loại cây ăn quả chủ lực; mở rộng vùng trồng, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP); đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Sơn La với thị trường nội địa và quốc tế.
Người dân xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã (Sơn La) thu hoạch nhãn. |
Hiện nay, tỉnh có 62.734ha cây ăn quả, năng suất 401.257 tấn (tăng 4,05 lần so năm 2015). Riêng diện tích cây nhãn đạt 15.090ha, gấp hơn ba lần vùng nhãn của tỉnh Hưng Yên. Năm 2018 giá trị xuất khẩu nông sản của tỉnh đạt 115 triệu USD, sang thị trường 12 nước Mỹ, Pháp, Ô-xtrây-li-a, UAE… Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả phù hợp khí hậu, độ cao, như 15.090ha nhãn, 12.090ha xoài, cây sơn tra 11.470ha, cây chanh leo 2.046ha, cây mận 8.746ha, thanh long 117ha, chuối 4.553ha, cây ăn quả có múi 3.638ha, cây na 226ha, cây bơ 1.053ha… Một số loại như: Chanh leo tím và bơ ghép cho thu nhập 600 triệu đồng/ha; xoài ghép 500 triệu đồng/ha; na hoàng hậu ghép cho thu nhập một tỷ đồng/ha... Tỉnh đã hoàn thành xây dựng thương hiệu cho 18 sản phẩm, như: Chè Shan tuyết Mộc Châu; nếp Mường Và; cá tầm Sơn La; cá sông Đà... Các loại hoa quả của Sơn La đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Toàn tỉnh hiện có hơn 85 nghìn hộ gia đình với gần 450 nghìn người (35% dân số toàn tỉnh) tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả.
Bắc Giang: Có thể thu hút đầu tư 1 tỷ USD trong năm nay
Tỉnh Bắc Giang đưa ra các giải pháp để cải thiện môi trường thu hút đầu tư; trong năm 2019, đầu tư vào Bắc Giang có thể đạt được mốc 1 tỷ USD.
Những vấn đề trở ngại mà doanh nghiệp phải đối mặt trong đầu tư sản xuất kinh doanh như: Thời gian gia nhập thị trường kéo dài, chính sách, quy định không thật sự minh bạch, tồn tại nhiều chi phí không chính thức, sách nhiễu, gây khó khăn... Trước thực tế này, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang vừa thành lập Trung tâm tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp, đi vào hoạt động trong tháng 9 với kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều thông tin của tỉnh, giảm phiền hà khi thực hiện các thủ tục hành chính và tăng cường hỗ trợ kiến thức liên quan đến quản trị doanh nghiệp.
Để cải thiện môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang cũng ban hành kế hoạch riêng trong đó xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu phải nâng điểm số, nâng hạng của 33/128 chỉ số thành phần PCI./.
Theo nhandan.com.vn