Tỉnh Ninh Thuận có 12 sản phẩm được công nhận là sản phẩm đặc thù của tỉnh, đã ứng dụng dán tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc, gồm: Nho, táo, tỏi, măng tây xanh, nha đam, rong sụn, tôm giống, cừu, dê, nước mắm Cà Ná, thổ cẩm Mỹ Nghiệp và gốm truyền thống Bàu Trúc.
Người dân tỉnh Thừa Thiên - Huế trồng rừng ngập mặn ở các bãi bồi ven phá Tam Giang - Cầu Hai. |
Để tạo chuyển biến về năng suất, chất lượng các sản phẩm đặc thù ở địa phương, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ thí điểm các doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, gắn với cải tiến mẫu mã, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa và sức cạnh tranh của sản phẩm đặc thù trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Việc hỗ trợ được thực hiện theo hướng tập trung, đồng bộ, từ khâu nghiên cứu ứng dụng mô hình, cải tiến công nghệ, ứng dụng công nghệ mới cải tiến mẫu mã sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, mã số, mã vạch, tem điện tử thông minh đến xây dựng thương hiệu, quảng bá kết nối cung cầu sản phẩm, thương mại hóa sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp tính chất và nhu cầu sản xuất, phát triển sản phẩm của doanh nghiệp; thực hiện chế độ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ thuộc đề án triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ phát triển các sản phẩm trọng điểm, chủ lực có lợi thế của tỉnh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và công nghệ chế biến thành các sản phẩm có chất lượng tốt, quy mô lớn, có sức cạnh tranh phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu…
Thừa Thiên - Huế: Tích cực trồng rừng ngập mặn bảo vệ môi trường sinh thái
Vùng ven biển, đầm phá ở Thừa Thiên - Huế thường xuyên bị đe dọa bởi hiện tượng sạt lở bờ biển và cát bay, cát nhảy, hoang mạc hóa khiến vùng đất này trở nên rất khó cải tạo. Việc trồng và phát triển thêm các diện tích rừng ngập mặn sẽ góp phần tạo ra các vành đai xanh bảo vệ vùng ven đầm phá và bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực.
Đất ngập mặn vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế có diện tích rất lớn. Không kể vùng các cửa sông ven biển, riêng đầm phá Tam Giang có diện tích hơn 22 nghìn ha, có khả năng phát triển rừng ngập mặn thích ứng biến đổi khí hậu. Tỉnh đã tạo ra được bộ giống thích hợp như cây sú, vẹt, đước và cây mắm để phát triển trồng rừng tại vùng đầm Lập An thuộc Thị trấn Lăng Cô, vốn là nơi sinh sống, cư ngụ của nhiều loài hải sản có giá trị. Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã tài trợ 711 triệu đồng xây dựng vườn ươm cây giống phục vụ việc trồng rừng ngập mặn trên địa bàn.
Từ năm 2018 đến nay, tỉnh đẩy mạnh triển khai dự án trồng rừng ven biển và đầm phá với diện tích hơn 50ha, tập trung trên địa bàn các huyện: Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà. Từ nay đến năm 2020, tỉnh phấn đấu đưa diện tích trồng mới rừng ven biển và vùng đầm phá lên 290ha; trong đó có 160ha ngập mặn và 130ha ngập ngọt. Theo đó, Thừa Thiên - Huế dự kiến đầu tư 110 tỷ đồng thực hiện dự án trồng rừng ngập mặn ven biển, đầm phá./.
Theo nhandan.com.vn