Cho đến nay, các cơ quan, địa phương, đơn vị ở tỉnh Bắc Giang đã cơ bản bảo đảm điều kiện cần thiết để thi hành pháp luật trong từng ngành, lĩnh vực. Việc ban hành các quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm; công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động theo dõi thi hành pháp luật trong các lĩnh vực được giao quản lý tại cơ quan, đơn vị, địa phương cơ bản được thực hiện tốt. Tỉnh quan tâm, phát hiện những bất cập để kiến nghị, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bằng pháp luật trên địa bàn.
Năm 2019, UBND tỉnh Bắc Giang xác định lựa chọn hai lĩnh vực để theo dõi thi hành pháp luật gồm: lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng và lĩnh vực đấu thầu. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật gắn với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị mình; tổ chức triển khai hiệu quả "Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 2-2019, Sở Tư pháp đã rà soát, tổng hợp danh mục văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; thực hiện chấm điểm xác định chỉ số cải cách hành chính đối với các sở, ngành và UBND cấp huyện theo tiêu chí về công tác theo dõi thi hành pháp luật.
Quảng Bình: Sắp có khu neo đậu tránh bão quy mô 1.000 tàu cá
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định 677/QĐ-BNN-KH thay thế Quyết định 4537/QĐ-BNN-KH phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Bắc sông Gianh, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Bộ cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình căn cứ nội dung được duyệt tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư theo quy định hiện hành về đầu tư công, xây dựng, đấu thầu, trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện. Cụ thể, dự án được xây dựng tại phường Quảng Phúc với các hạng mục đê chắn sóng, chắn cát, trụ neo, phao neo, hệ thống phao tiêu báo hiệu, đèn tín hiệu, hệ thống thông tin liên lạc chuyên dụng, nạo vét luồng lạch, vùng nước neo đậu và khu hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ hậu cần tàu cá.
Diện tích đất, mặt nước xây dựng theo dự án là 60ha (diện tích mặt nước 50ha) với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 334 tỷ đồng, ngân sách địa phương đền bù giải phóng mặt bằng 16 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm. Khi hoàn thành, công trình cơ bản đáp ứng 200-400 tàu công suất 500-1.000CV, 250 tàu công suất 300-500CV và 350 tàu công suất nhỏ hơn hoặc bằng 300CV vào neo trú bão an toàn, bốc xếp hàng hóa, phục vụ phát triển nghề cá của Quảng Bình và các địa phương lân cận vùng duyên hải Trung Bộ./.
Theo nhandan.com.vn