Nắm bắt được tiềm năng du lịch phong phú, trong thời gian qua, Phú Quý đã chú trọng tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông đường biển, mở rộng đường vành đai, đường liên xã, xây dựng hệ thống kè biển, phát triển điện gió; quy hoạch chi tiết các khu du lịch, trong đó tập trung quy hoạch 5 khu du lịch với các sản phẩm riêng biệt (khu du lịch bãi tắm Doi Dừa, khu du lịch Bãi Nhỏ - Gành Hang, khu du lịch Mộ Thầy, khu du lịch vịnh Triều Dương, khu du lịch Hòn Tranh); quy hoạch, hình thành các tour, tuyến du lịch (tour câu cá và tham quan các đảo lân cận như: hòn Tranh, hòn Trứng, hòn Hải... bằng ca nô; tour tham quan núi Cao Cát, chùa Linh Sơn, miếu Bà Chúa Bàng Tranh, tour tham quan ngọn Hải Đăng, núi Cấm, chùa Linh Bửu; tour tham quan Vạn An Thạnh, nhà trưng bày xương Cá Voi, chùa Linh Quang, chùa Thạnh Lâm, chùa Linh Bửu; tour tham quan bè nuôi cá Mú Lạch Dù...); khôi phục phát triển nghề thủ công truyền thống, các hoạt động thể thao mạo hiểm; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Đến nay, huyện đảo đã có 18 cơ sở lưu trú, trong đó có 13 nhà nghỉ, 5 nhà khách cung ứng 99 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách.
Cảnh đẹp trên đảo Phú Quý. |
Bên cạnh đó, huyện đảo đã huy động các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch; khuyến khích đầu tư xây dựng nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng; chỉnh trang quy hoạch khu du lịch Long Vĩ, khu dã ngoại vịnh Triều Dương, khu Lạch Dù; kêu gọi đầu tư phát triển các đội tàu cao tốc, trung tốc, trước mắt tập trung củng cố và sắp xếp hợp lý lịch hoạt động tuyến tàu Phú Quý - Phan Thiết và ngược lại.
Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, Phú Quý còn tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư về gìn giữ, bảo vệ môi trường; khuyến khích các tour du lịch gắn kèm chương trình trồng cây xanh, làm sạch môi trường biển; xây dựng và thành lập lực lượng bảo vệ khách du lịch.
Hà Nội: Sẽ thí điểm tổ chức đội quản lý trật tự xây dựng đô thị
Chính phủ vừa có văn bản chấp thuận, cho phép Hà Nội thí điểm thành lập “Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp quận, huyện”. Thời gian thực hiện thí điểm trong 2 năm.
Dự kiến, đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã sẽ là cơ quan trực thuộc UBND cấp quận, huyện, thị xã; có chức năng giúp Chủ tịch UBND cấp quận, huyện thực thi pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn chính của đội quản lý trật tự xây dựng cấp huyện sẽ là: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị…; thực hiện kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng về việc chấp hành pháp luật trật tự xây dựng, xử lý các hành vi vi phạm. Đội trưởng được xử phạt tiền với hành vi vi phạm; được yêu cầu các cơ quan Nhà nước cung cấp tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình...
Về tổ chức bộ máy, biên chế, đội quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp quận có đội trưởng, không quá 2 đội phó, do Chủ tịch UBND quận, huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm. Biên chế trước mắt được thành lập trên cơ sở tiếp nhận, bàn giao nguyên trạng số lượng công chức, lao động hợp đồng hiện có của 30 đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã, đang thuộc thanh tra Sở Xây dựng./.
Theo chinhphu.vn