Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức họp báo thông tin về việc tổ chức Liên hoan Đồng ca - Hợp xướng “Những bài ca dâng Đảng” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2015).
Liên hoan lần này do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH, TT và DL) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Chương trình có sự tham gia của hơn 500 thành viên của các dàn hợp xướng đến từ
Trung tâm văn hóa các quận trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như: quận 1, 3, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Thủ Đức và Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Thành phố Cần Thơ.
Chương trình sẽ được diễn ra vào tối ngày 20-8 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Với các tác phẩm ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi đất nước, thông qua Liên hoan Đồng ca - Hợp xướng “Những bài ca dâng Đảng” nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc, đề cao tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, với Bác Hồ vĩ đại, các thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Đây cũng là hoạt động nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, khẳng định ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Thanh Hoá: Phát hiện thêm di tích mới tại Thành nhà Hồ
Trong khi khai quật trên diện tích 2.000m
2 tại khu vực hào thành phía nam Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), cách chân thành đá khoảng 50m, các nhà khảo cổ vừa làm phát lộ 2 di tích nằm sâu trong lòng đất là hộ hào thành và bờ hào thành.
Di tích hộ hào thành có chiều rộng 61m với nhiều tảng đá khối có dấu vết chế tác và lớp đá dăm dày khoảng 10cm được tạo ra trong quá trình chế tác; di tích bờ hào thành rộng 7m, được kè bằng đá, nằm ở độ sâu 3,05-3,22m và 3,89-4,6m.
Cuộc khai quật còn làm phát lộ thêm 89 viên đá vôi nguyên khối và đá phiến có kích thước 1,7 x 1,1m, hình hộp chữ nhật; nhiều hiện vật bằng đất nung như ngói mũi sen, gạch bìa, trong đó nhiều viên có in, khắc tên địa danh sản xuất, niên đại thời Trần - Hồ; đồ gốm men, đồ sành có niên đại thời Trần - Hồ và thời Lê sơ; đạn, bi đá, nhiều mũi tên, mũi đục bằng sắt...
Đà Nẵng: Đầu tư 45 tỷ đồng nâng cấp bảo tàng Điêu khắc Chăm
Bảo tàng Điêu khắc Chăm sẽ được cải tạo, nâng cấp hiện đại hơn nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc đặc trưng, không phá vỡ cảnh quan khuôn viên của bảo tàng 100 năm tuổi này.
Là địa chỉ lưu giữ và trưng bày các bộ sưu tập hiện vật điêu khắc có giá trị nghệ thuật văn hóa Chăm từ thế kỷ 7 đến 15, bảo tàng hiện lưu giữ hơn 2.000 hiện vật lớn, nhỏ của nền văn hóa bí ẩn này.
Trong số 700 hiện vật đang được trưng bày và giới thiệu với du khách, có nhiều cổ vật quí giá như tượng đồng Bồ tát Laskmidra Lokesvara (Tara) sưu tầm ở Đồng Dương (Quảng Nam); Đài thờ Mỹ Sơn E1; Đài thờ Trà Kiệu…
Theo kế hoạch, bảo tàng sẽ được khởi công vào tháng 11-2015, nhân kỷ niệm 100 năm công trình Bảo tàng Điêu khắc Chăm (1915-2015) và dự kiến sẽ hoàn thiện trong năm 2016 để chuẩn bị cho Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tại Đà Nẵng vào năm 2017./.
Theo dangcongsan.vn