Hà Nội: Coi trọng xã hội hóa nguồn lực đầu tư bệnh viện

08:04, 28/04/2014

Sau 5 năm triển khai xã hội hóa hoạt động của bệnh viện, quan điểm chỉ đạo của Thành phố Hà Nội trong vấn đề này không phải là giảm bớt ngân sách cho ngành Y tế mà là tăng các nguồn lực khác để chăm sóc tốt hơn sức khỏe cộng đồng...

Thành phố Hà Nội yêu cầu các bệnh viện đánh giá kỹ kết quả công tác xã hội hóa, những hạn chế, tồn tại để có hướng khắc phục. Qua đó, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong công tác xã hội hóa ở bệnh viện công lập, đồng thời đề nghị sửa đổi, bổ sung một số chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng cần thu hút nhiều nguồn lực hơn nữa, lựa chọn những đề án chuyên sâu, phù hợp với khả năng, năng lực của bệnh viện trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước, nhất là giá dịch vụ phải phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh...

Đác Nông: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động người dân tộc thiểu số

Năm qua, tỉnh Đác Nông đã có gần 3 nghìn lao động nông thôn được đào tạo nghề sơ cấp, chủ yếu là thanh niên người dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn tỉnh. Đến nay, cả 8 huyện trong tỉnh và 65 trong 71 đơn vị cấp xã đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án 1956. Các nghề đào tạo gồm nghề nông nghiệp chiếm 40%, còn lại là nghề phi nông nghiệp. Các đối tượng lao động tham gia học nghề chủ yếu thuộc diện đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số. Trong đó, số lao động là thanh niên người dân tộc thiểu số tham gia khóa đào tạo nghề sơ cấp ngày càng đông.

Hiện, tỉnh Đác Nông có 9 cơ sở dạy nghề với hơn 164 giáo viên, nghệ nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nông dân sản xuất giỏi... được huy động tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, nhiều cơ sở dạy nghề đã tổ chức dạy nghề lưu động ngay tại các địa phương như buôn, xã, huyện... nhằm giảm chi phí đi lại, bảo đảm thời gian học, phát huy hiệu quả nghề đào tạo thực hành tại địa phương. Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan điều tra nhu cầu học nghề, tình hình thực tế địa phương, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và năng lực của các cơ sở dạy nghề, nhằm có hướng đào tạo ngành nghề phù hợp với từng địa bàn. Kinh phí hỗ trợ cho việc đào tạo nghề nông thôn của tỉnh là 4,6 tỷ đồng. Đặc biệt, tỉnh ưu tiên đào tạo các ngành nghề nông nghiệp, gắn liền với nhu cầu lao động của từng địa phương, doanh nghiệp; thực hiện phương châm gắn việc đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương và Chương trình xây dựng NTM./.

Theo Nhân dân

 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com