Đồng chí Trường Chinh với sự ra đời của ban nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn học - Tiền thân của Ủy ban khoa học xã hội (kỳ 7)

06:02, 13/02/2020

Văn Tạo

(tiếp theo)

Phê phán những quan điểm, tư tưởng phn động, sai lm.

Khi nói đến sự phát triển của dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới (trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám tháng 5- 1941 viết là nền Tân văn hóa ) của đất nước, nhiều người chưa biết đến vai trò của nhân dân lao động nước ta. Điều đó có ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng tinh thần dân tộc chân chính và phát huy tinh thần yêu nước, yêu nhân dân lao động. Xây dựng các ngành khoa học: Lịch sử, Địa lý, Văn học là để góp phần phê phán các quan điểm lạc hậu, bồi dưỡng tinh thần yêu nước và yêu lao động của nhân dân ta. Vì vậy, trong bản Đề nghị thành lập Ban Sử có nêu rõ:

"Lịch sử, Địa lý, Văn học là những vũ khí góp phần vào việc trừ bỏ những nọc độc cũ, đồng thời cũng là những vũ khí hết sức cần thiết trong cuộc đấu tranh văn hóa với địch".

Đồng chí Trường Chinh trao đổi công tác báo chí với cán bộ Báo Nhân Dân ở Việt Bắc.
Đồng chí Trường Chinh trao đổi công tác báo chí với cán bộ Báo Nhân Dân ở Việt Bắc.

Phát triển giao lưu văn hóa, khoa học với các nước.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã có tiếng vang lớn trên thế giới. Nhân dân các nước anh em muốn hiểu biết dân tộc Việt Nam thì không chỉ tìm hiểu sự thật ngày nay mà còn muốn biết những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại. Mặt khác, để củng cố và tăng cường tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước anh em, với cả loài người tiến bộ, thì nhiệm vụ tìm hiểu, học tập, tiếp thu những thành tựu về mọi mặt, những tinh hoa văn hóa của các nước anh em và của nhân dân thế giới là vô cùng cần thiết. Lịch sử, địa lý, văn học có thể đáp ứng yêu cầu đó...

Nhiệm vụ cụ thể của Ban là phải sưu tầm và biên soạn một số công trình cần thiết trước mắt như:

Đại cương về lịch sử dân tộc Việt Nam; Lịch sử cách mạng Việt Nam 100 năm gần đây; Tiểu sử Hồ Chủ tịch; Địa lý Việt Nam; Văn học Việt Nam...

Những công trình trên đây, ngoài việc phục vụ nhân dân ta trong nghiên cứu, học tập lịch sử, địa lý, văn học nước nhà, còn trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn việc biên soạn sách giáo khoa về các ngành nói trên ở các trường phổ thông.

Tập san Sử Địa Văn là tiếng nói chung của cả ba ngành lịch sử, địa lý, văn học nhằm giới thiệu quan điểm khoa học về các vấn đề đang nghiên cứu, nêu ra các vấn đề cần thảo luận, trao đổi ý kiến, phổ biến các tài liệu sử, địa, văn giúp cho việc biên soạn các công trình nghiên cứu lâu dài.

Những ý kiến chỉ đạo trên đây của đồng chí Trường Chinh từng bước được quán triệt trong các hoạt động của Ban Sử Địa Văn, biểu hiện rõ trên những công trình khoa học của Ban.

Cụ thể là, trong những ngày còn ở Tân Trào, Ban tập trung nghiên cứu một số vấn đề cấp thiết, in ra ở Nhà in Tiến bộ tại Ghềnh Quýt trên đất Tuyên Quang 2 số Tập san Sử Địa Văn.

Số 1 với các chuyên đề:

"Khoa học lịch sử và công tác cách mạng", "Đi sâu vào cách mạng Việt Nam", "Văn hóa Đông Sơn hay văn hóa Lạc Việt", "Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong cuộc khủng hoảng của xã hội phong kiến Việt Nam", "Nhân dân Trung Quốc - bạn chiến đấu của nhân dân Việt Nam trong lịch sử", "Thử tìm sử liệu trong ngữ ngôn".

S 2 với các chuyên đề:

"Cách mạng Tháng Tám và vấn đề ruộng đất", "Vấn đề ruộng đất trong cách mạng Việt Nam", "Một vài nét về vấn đề ruộng đất trong lịch sử Việt Nam", "Vấn đề ruộng đất trong triều nhà Lê"...

Với tinh thần coi trọng tư liệu lịch sử, Ban đã cử cán bộ đi sưu tầm các tài liệu về sử, địa, văn tịch thu được của địa chủ ở các xã cải cách ruộng đất ở Việt Bắc và khu IV...

Hoạt động của Ban trong những ngày đầu đang sôi nổi thì, đúng như dự kiến của đồng chí Trường Chinh, nhiệm vụ tiếp quản thủ đô đã được đặt ra. Đầu quý III năm 1954 ban đã chuyển về Đại Từ, Thái Nguyên để chuẩn bị cùng các ngành văn hóa, khoa học, giáo dục về tiếp quản Thủ đô.

Trong 6 năm tồn tại, từ 1953 đến 1959, Ban đã tích cực thực hiện những nhiệm vụ do Trung ương đề ra, thu được nhiều thành quả, như Hội nghị Kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Ban tháng 12-1983 cũng như công trình Ban Văn Sử Địa do Viện Sử học Việt Nam trực thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia xuất bản tháng 12-1993, đã tổng kết.

Năm 1959, ủy ban Khoa học Nhà nước ra đời do đồng chí Trường Chinh làm Chủ nhiệm, Ban Văn Sử Địa trở thành nòng cốt của ngành khoa học xã hội trong Ủy ban Khoa học Nhà nước.

(còn nữa)


 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com