Tăng cường xây dựng Đảng bộ đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong điều kiện mới (Kỳ 2)
(Tiếp theo)
Đợt 3 cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã (vòng II) được tiến hành ở 181 cơ sở thuộc 58 xã của 4 huyện, trong đó có Ý Yên, Vụ Bản. Những hợp tác xã này, phần nhiều bình quân ruộng đất cao, hình thế đất đai cấu tạo khá phức tạp, nơi trũng đất bị yếm khí và chua, nơi cao màu bị trôi; cơ sở vật chất yếu, thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, phân bón thiếu, sức kéo căng thẳng, lao động trẻ khoẻ bị rút đi nhiều. Bước sang năm 1968, sau khi tổng kết đợt 3 (vòng II), Tỉnh uỷ đã chỉ đạo tiến hành đợt 4 (vòng II) ở 304 hợp tác xã còn lại thuộc 105 xã của 8 huyện. Đây là đợt vận động có nhiều khó khăn vì số hợp tác xã nhiều, địa bàn rộng, đặc điểm phức tạp, có tới 50% chi bộ và 40% hợp tác xã kém nát. Tuy nhiên, nhờ những kinh nghiệm của các đợt làm trước, nhất là của đợt 3 nên Tỉnh uỷ đã quyết tâm tiến hành đợt này với khí thế mới thực hiện kế hoạch ba năm xây dựng kinh tế địa phương, chuẩn bị cho cuộc vận động dân chủ sau đó. Kết quả là 70/73 hợp tác xã kém nát có chiều hướng vươn lên; hầu hết đảng viên đã gương mẫu lao động sản xuất và thanh toán các khoản tham ô. Đã có 35/99 hợp tác xã nhập xong tư liệu sản xuất và nhiều nơi đã xác định phương hướng sản xuất; quy định rõ vùng màu, vùng mạ. Đến hết năm 1968, toàn tỉnh đã hoàn thành cuộc vận động vòng II với kết quả 93,8% hộ nông dân tham gia hợp tác xã; 96,9% ruộng đất công hữu hóa; số hợp tác xã có quy mô trên 100 ha chiếm 77,2%.
Bên cạnh đó, "quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngày càng phát huy sức sống dồi dào, là nhân tố mới bảo đảm giành mọi thắng lợi trong sản xuất, chiến đấu và tổ chức đòi sống... phong trào hợp tác hoá hiện nay đang còn những thiếu sót và nhược điểm, đáng chú ý là vấn đề phát huy dân chủ và phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng; tệ tham ô, lãng phí, lợi dụng, quan liêu, mệnh lệnh đang diễn ra khá phổ biến và có nhiều trường hợp nghiêm trọng. Trình độ quản lý, nhất là quản lý và tổ chức lao động trong hợp tác xã tiến bộ chậm nên năng suất và giá trị ngày công nói chung còn thấp. Việc phân cấp định mức chưa được điều chỉnh, bổ sung nhằm đáp ứng kịp thời cho yêu cầu phát triển kỹ thuật và phù hợp với tình hình thời chiến.
Với những tồn tại và nhược điểm trên, lẽ ra phải tìm nguyên nhân sâu xa của sự yếu kém đó nằm ngay chính trong mô hình hợp tác xã bậc cao, quy mô lớn, quản lý kế hoạch hoá tập trung, phân phối bình quân đã tác động rất tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp lúc đó. Các hợp tác xã bậc cao tuy có ưu thế về nhiều mặt nhưng hiệu quả sản xuất kém. Người xã viên tham gia hợp tác xã với hy vọng thu nhập theo ngày công cao dần, đời sống được cải thiện song thực tế lại giảm, vì thế niềm tin của họ đốì với hợp tác xã cũng giảm sút.
Song song với cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác, Đảng bộ còn chú trọng từng bước nâng cao ý thức làm chủ tập thể, mở rộng kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý nhằm phát huy mạnh mẽ quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Tuy nhiên, cách mạng quan hệ sản xuất, các mạng tư tưởng văn hoá chưa thật gắn chặt vối cách mạng khoa học - kỹ thuật và thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển.
Mặc dù còn nhiều vấn đề cần được đánh giá, xem xét nhưng cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật trên địa bàn toàn tỉnh góp phần làm cho "quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn đã được củng cố, hoàn thiện một bước, ngày càng phát huy tính ưu việt của quan hệ sản xuất mới đối với sản xuất, chiến đấu và tổ chức đời sống; cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp được tăng cường hơn trước, nhất là thuỷ lợi, phân bón; phong trào cải tiến kỹ thuật, bảo đảm thời vụ, thực hiện thâm canh - nhất là thâm canh cây lúa có nhiều tiến bộ; trên một số khâu như bèo dâu, điền thanh, đổi giống mới, gieo mạ luống, cấy thẳng hàng... đã và đang trở thành phong trào quần chúng rộng rãi".
Quan hệ sản xuất theo hướng tập trung hoá cao độ đã được hoàn thiện một bước. Kinh tế tập thể đã giữ một vị trí quan trọng đối với đời sống xã hội lúc bấy giờ và ngày càng được củng cố để hoàn thiện hơn. Rõ ràng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã phát huy được ưu thế trong điều kiện chiến tranh ác liệt.
Đảng bộ Nam Hà ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt khi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đang trên bước đường trưởng thành và sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đã bước vào thời kỳ gay go quyết liệt. Với truyền thông vẻ vang của Đảng bộ Nam Định và Đảng bộ Hà Nam qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, với tinh thần trách nhiệm cao trước yêu cầu ngày một tăng của sự nghiệp cách mạng chung, chặng đưòng 4 năm sắp qua vừa là thử thách rèn luyện vừa là dấu ấn về sự trưởng thành đi lên.
(Còn nữa)