[links()]
(Tiếp theo)
Nông dân Nam Định vốn căm thù sâu sắc bọn đế quốc, tay sai đè nén áp bức mình, nay được Đảng tổ chức, lãnh đạo đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Ở Địch Lễ (Nam Trực) các đồng chí Phan Đình Dinh, Ngô Văn Ngoạn lãnh đạo quần chúng đấu tranh, buộc cường hào, hương lý phải trả lại ruộng công chúng đã cướp đoạt để các suất đinh trong làng đòi được chia thêm ruộng, ở Đông An (Xuân Trường), quần chúng đòi cường hào phải trả cho dân 60 ha đất bãi sông Hồng. Các làng ở Hạc Châu, Xuân Bảng, quần chúng đòi lý dịch phải công khai sổ thuế thu mà chúng đã ẩn lậu, đòi nhà thầu đắp đê phải bồi thưòng hoa màu bị phá ở Đông An, Hạc Miêu. Quần chúng ở Quỹ Thượng, Quỹ Đê (Trực Ninh) đã vạch mặt tên chánh tổng thông đồng cùng lý dịch khai man 30 suất đinh, chiếm đoạt 18 mẫu công điền, buộc Tổng đốc Trần Văn Thông phải can thiệp. Kết quả, mỗi suất đinh được nâng từ 6,8 sào ruộng lên 9 sào; mỗi suất thuế giảm từ 2 đồng 5 hào xuống 2 đồng, ở Nghĩa Hưng, các uỷ ban hành động do các đảng viên phụ trách đã tổ chức nhân dân đấu tranh chống bọn cường hào cướp công điền, ăn bớt muối của diêm dân đều có kết quả thiết thực.
Từ những cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động đòi quyền lợi kinh tế, Đảng bộ Nam Định đã phát triển mạnh các cơ sở Đảng, củng cố cơ quan lãnh đạo của tỉnh; tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức đấu tranh và đưa các chủ trương, đường lối của Đảng vào trong các tổ chức quần chúng. Với hàng loạt các cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra cùng những khẩu hiệu và hình thức phong phú, nhất là từ sau khi Ban Tỉnh uỷ Nam Định được tái lập và thống nhất được sự chỉ đạo trong toàn tỉnh, phong trào quần chúng đã mang đậm nét của các cuộc vận động chính trị phối hợp với phong trào toàn quốc nhiều hơn.
Để đối phó với tình hình của cả nước, thực dân Pháp đã bày ra trò bầu cử Nghị viện dân biểu Bắc Kỳ hòng lừa mị nhân dân. Chúng tuyên truyền rùm beng cho cái gọi là Viện Dân biểu sẽ đại diện cho tiếng nói của dân, sẽ đưa ra những kiến nghị với Nhà nước và chăm lo cho những vấn đề có lợi cho các tầng lớp nhân dân. Ban Tỉnh uỷ Nam Định nắm rõ thủ đoạn lừa bịp của địch, coi đây là dịp để Đảng tuyên truyền vạch rõ những âm mưu, thủ đoạn lừa gạt xảo trá của địch; vạch rõ để nhân dân không mơ hồ, ảo tưởng về một Nghị viện có thể mang lại quyền lợi cho dân, cho nước. Đồng thời với việc vạch trần tổ chức Nghị gật này, Tỉnh ủy Nam Định chủ trương liên hiệp với phân chi Đảng Xã hội Pháp ở Nam Định và một số người tiến bộ thuộc tầng lớp trên ủng hộ những ứng cử viên tiến bộ với danh nghĩa là người của Mặt trận nhân dân. Mặt khác, Đảng bộ cũng vạch mặt những tên phản động, tay sai đắc lực của đế quốc. Cuộc vận động lan rộng khắp thành thị tới nông thôn, được nhân dân sôi nổi hưởng ứng. Do thủ đoạn đe doạ khủng bố, gây sức ép của bọn thống trị, những ứng cử viên do Mặt trận nhân dân giới thiệu không trúng cử nhưng qua cuộc vận động này ta đã tranh thủ được các tầng lớp xã hội rộng rãi và đường lốỉ, chủ trương của Đảng qua thực tế đấu tranh đã thấm sâu vào ý thức của quần chúng nhân dân.
Phong trào Đông Dương Đại hội trong những năm này thực sự là cuộc vận động chính trị sâu rộng ở Nam Định. Ngoài việc tích cực đưa yêu sách đòi thi hành Luật lao động 1884, quần chúng nhân dân lao động còn ủng hộ các phong trào đấu tranh của công nhân xe lửa Trường Thi, Sài Gòn, ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống Nhật, đòi huỷ bỏ lệnh đình bản báo Tin tức - một tờ báo công khai của Đảng. Sôi nổi nhất là cuộc mít tinh vào tháng 3-1938, gồm 4.000 người thuộc nhiều tầng lớp xã hội tham gia. Cuộc mít tinh lấy danh nghĩa công khai là đưa tiễn Công sứ Alơmăng nhưng thực chất là biểu dương lực lượng, đòi tư do lập nghiệp đoàn, tự do hội họp, đòi tăng lương cho công nhân, giải quyết nạn thất nghiệp, chống thất học, đòi việc làm cho người lao động trí óc. Cuộc mít tinh được tổ chức ở ngay tại sân ga Nam Định. Đồng chí Phan Đình Khải thay mặt nhân dân Nam Định nói lời tiễn biệt và nêu những yêu cầu bức thiết của nhân dân với nhà cầm quyền địa phương. Đây là cuộc mít tinh công khai đông nhất, là đỉnh cao của phong trào, có ảnh hưởng rộng lớn trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, được Hội nghị Xứ uỷ Bắc Kỳ (8-1938) biểu dương. Bọn mật thám vô cùng tức tối nhưng không làm gì được; sau cuộc biểu tình chúng chỉ đuổi việc sáu công nhân Sở lục lộ vì đã nghỉ việc để đi mít tinh.
Để đổi phó với phong trào đòi tự do dân chủ của quần chúng, đồng thời vô hiệu hoá các tổ chức ái hữu, Công sứ Lốtde được đổi về Nam Định thay Alđmăng, sau khi nghiên cứu tình hình đã đi đến nhận định: giải quyết các ái hữu là phương sách rất dở vì sẽ đưa lại tình trạng hỗn loạn như thời kỳ 1929- 1930 mà phải lập ra một câu lạc bộ để công nhân đến đó tự do bàn cãi về quyền lợi, không phải nhờ ái hữu. Để thực hiện ý đồ này, y cho lập cái gọi là Câu lạc bộ - Thư viện thợ thuyền và mời Thống sứ Saten về dự lễ khánh thành vào ngày 29-7-1938. Nhân cơ hội này, Tỉnh uỷ Nam Định đã kịp thời lãnh đạo công nhân tổ chức một cuộc biểu tình hợp pháp tại cổng Câu lạc bộ với danh nghĩa công khai đi đón Thông sứ Saten nhưng chính là biểu thị ý chí đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi cho lập nghiệp đoàn và gián tiếp phản đối Lốtde.
Vào hồi 4 giờ chiều ngày 29-7-1938, một lực lượng gồm 299 công nhân đã đứng kín trước cửa Câu lạc bộ. Tên Chánh mật thám Phờlôtô đưa mật thám và cảnh sát đến giải tán, nhưng quần chúng nhất quyết không rời vị trí. Cảnh sát xông vào bắt 10 người, nhân dân kéo đến càng đông và tiến về phía Toà sứ. Sợ bị náo động và để che mắt Thông sứ Saten, chúng tiếp tục xông vào ngăn cản và bắt thêm nhiều người nữa hòng giải tán cuộc biểu tình. Toàn thể 49 người bị bắt giam tiếp tục đấu tranh, hò la tuyệt thực. Bên ngoài, báo chí công khai đưa tin phản đối thủ đoạn khủng bố trắng trợn của nhà cầm quyền, gây xúc động mạnh tới công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động nhiều nơi trong nước. Công nhân Nhà máy xi măng Hải Phòng; các giới lao động thành phố Vinh, Sài Gòn, Chợ Lớn; nông dân các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Phúc Yên cùng thanh niên, học sinh, trí thức Nam Định gửi thư và tiền về ủng hộ. Nhiều nơi còn cử cả đại biểu về động viên các ái hữu công nhân Nam Định. Bọn cầm quyền thực dân bị đẩy vào thế lúng túng khó xử vì không có cơ sở pháp lý để khép tội những người bị bắt, buộc phải trả tự do cho tất cả số người trên.
Cũng năm 1938, dưới sự chỉ đạo của Liên Tỉnh uỷ C, Đảng bộ Nam Định còn vận động được đông đảo quần chúng về dự cuộc mít tinh lớn ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) để kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động nhằm ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp, phản đối bọn phản động thuộc địa, đòi tự do dân chủ và yêu cầu phòng thủ Đông Dương.
(Còn nữa)