Năm 1964, Mỹ bắt đầu ném bom bắn phá miền Bắc, Nam Định sớm trở thành mục tiêu bắn phá của Mỹ. Thực hiện chủ trương chuyển hướng xây dựng kinh tế trong thời chiến, từ năm 1965 nhiều cơ sở công nghiệp trong thành phố đã sơ tán về vùng nông thôn. Nhiệm vụ chủ yếu của mọi nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn trong thời kì cả nước chống Mỹ cứu nước là vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Qui mô của các đơn vị ở mức vừa và nhỏ; chú trọng xây dựng công nghiệp địa phương; sản xuất phục vụ dân sinh và quốc phòng.
Công nghiệp địa phương thời kì này phát triển nhanh. Đến năm 1968 giá trị tổng sản lượng của công nghiệp địa phương đã xấp xỉ công nghiệp quốc doanh trung ương trên địa bàn tỉnh.
Công nghiệp địa phương trong những năm đầu vừa sơ tán vừa sản xuất đã thể hiện ưu thế, kịp thời thích ứng với hoàn cảnh mới, đáp ứng nhanh yêu cầu chiến đấu và tiêu dùng của địa phương. Với dây chuyền sản xuất thích hợp, sơ tán và phân tán nhanh, gọn nên đã tránh được nhiều thiệt hại do chiến tranh phá hoại của địch gây ra.
Trong khi đó một số cơ sở công nghiệp quốc doanh trung ương (tơ, dệt, cơ khí...) ở thành phố bị địch liên tục đánh phá nên nhiều đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu sản xuất.
Trong chiến tranh, công nghiệp tỉnh Nam Định vẫn phát triển. Riêng công nghiệp trong địa bàn thành phố do bị đánh phá ác liệt và do sơ tán về nông thôn nên tổng giá trị sản lượng giảm.
Năm 1968, công nghiệp của tỉnh có bước tăng đáng kể. Một số cơ sở công nghiệp mới được xây dựng (than, xi măng, cơ khí, sửa chữa ô tô, giấy, gốm) đã đi vào sản xuất. Tính chung cả cơ sở cũ và mới, trên địa bàn của tỉnh có 40 đơn vị sản xuất, gồm: ngành cơ khí 7 cơ sở, vật liệu xây dựng 9 cơ sở, hoá chất 3 cơ sở, gỗ giấy 3 cơ sở, thực phẩm 8 cơ sở, dệt 6 cơ sở, gốm - thuỷ tinh 1 cơ sở và công nghệ 3 cơ sở.
Giá trị sản lượng công nghiệp địa phương của tỉnh đạt 118.966 triệu đồng vào năm 1968, trong đó nhóm A đạt hơn 27 triệu đồng, nhóm B đạt hơn 91 triệu; công nghiệp quốc doanh đạt 33 triệu, tiểu thủ công nghiệp đạt 85 triệu. Các mặt hàng sản xuất truyền thống đạt khá cao như máy xay xát 250 chiếc, máy nghiền thức ăn gia súc hơn 100 chiếc, máy tuốt lúa 330 chiếc, cày bừa các loại 10.000 chiếc, sản lượng xi măng 1.500 tấn, vải 16.210 triệu mét...
Quá trình di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp trung ương từ thành phố về nông thôn và quá trình vươn lên của ngành công nghiệp địa phương nói chung và của tiểu thủ công nghiệp nói riêng làm cho các ngành này xích lại gần nhau cả về không gian, kĩ thuật, chất lượng và chủng loại mặt hàng sản xuất. Giặc Mỹ đánh phá Nam Định càng ác liệt, khoảng cách trên càng thu hẹp. Tình trạng này tồn tại suốt trong 10 năm chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1975).
Đơn vị
|
Công nghiệp |
Thủ công nghiệp |
||||
1965 |
1967 |
67/68 |
1965 |
1966 |
1967 |
|
Nam Ninh |
136,8 |
155,8 |
116,9 |
16.417 |
17.745 |
19.016 |
Hải Hậu |
117,8 |
129,4 |
117,4 |
11.751 |
12.829 |
12.916 |
Xuân Thuỷ |
115,6 |
141,1 |
122,9 |
6.245 |
6.952 |
7.626 |
Vụ Bản |
168,4 |
263,1 |
156,2 |
3.931 |
4.846 |
5.049 |
Ý Yên |
107,1 |
214,2 |
178,4 |
1.532 |
3.013 |
3.088 |
Nghĩa Hưng |
123,4 |
135,7 |
106,8 |
1.836 |
2.233 |
1.924 |
Tp. Nam Định |
120,1 |
84,4 |
70,1 |
18.253 |
11.292 |
12.682 |
Tốc độ, tỷ trọng và giá trị sản lượng công nghiệp - thủ công nghiệp 1965 - 1968 |
Sau ngày giặc Mỹ chấm dứt ném bom phá hoại lần thứ nhất, được sự giúp đỡ của trung ương, ngành công nghiệp Nam Định nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh. Hàng chục xí nghiệp được đầu tư, mở rộng sản xuất trong năm 1969, 1970.
Từ năm 1971 Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, các cơ sở này chuyển dần sang qui mô tập trung và nhiệm vụ chính của ngành công nghiệp địa phương là tập trung phục vụ sản xuất nông nghiệp và sản xuất mặt hàng tiêu dùng. Trong phương hướng xây dựng kinh tế của tỉnh, ngành cơ khí và vật liệu xây dựng được xác định là một trong 3 mũi tiến công vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương.
Từ cuối thập kỉ 1960 đến nửa đầu những năm 1970, mạng lưới công nghiệp cơ khí và vật liệu xây dựng ở qui mô nhỏ được hình thành từ tỉnh xuống các HTX. Đây là thời kì các cơ sở công nghiệp nhỏ được xây dựng với số lượng rất lớn. Hầu hết mọi HTX đều có các điểm hoặc xưởng cơ khí và cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Khu vật liệu xây dựng chủ yếu (gạch, ngói) tập trung ở vùng đông - bắc của tỉnh. Từ những năm 1970 trở đi, sản xuất công nghiệp vẫn nhằm vào mục tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ bản và sản xuất hàng tiêu dùng. Hàng năm, giá trị sản lượng của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khoảng từ 2 đến 10%.
Từ năm 1968 đến 1975, các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh có điều kiện phục hồi và phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp của các huyện tăng liên tục (trừ năm 1973), trong đó tiểu thủ công nghiệp Nghĩa Hưng (đơn vị có giá trị tổng sản lượng thấp nhất) nhưng có mức tăng nhanh nhất. Thành phố Nam Định và Hải Hậu, Nam Ninh dẫn đầu về giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp.
Năm 1974 - 1975, các đơn vị công nghiệp trong tỉnh, kể cả công nghiệp trung ương và địa phương bắt đầu được sắp xếp lại theo hướng sản xuất kinh doanh có lãi. Đến năm 1975, toàn tỉnh có khoảng 60 xí nghiệp quốc doanh. Trong 2 năm 1974 - 1975 các cơ sở công nghiệp trong tỉnh đạt mức tăng trưởng khoảng 5% mỗi năm.
Trong 15 năm kể từ 1960 đến 1975, dù phải đối phó với chiến tranh phá hoại của địch và dù đơn vị hành chính của tỉnh có thay đổi, ngành dệt Nam Định luôn đóng vai trò trung tâm của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hơn thế nữa, vị trí của ngành công nghiệp dệt Nam Định có tầm quan trọng đặc biệt đối với công nghiệp và kinh tế miền Bắc lúc đó.
Theo: Địa chí Nam Định
[links()]