Mới đây, trên mạng xã hội Facebook đưa hình ảnh một số hiện vật đang được lưu giữ, trưng bày tại Nhà trưng bày khu vực Đền Trùng Hoa thuộc di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định), cụ thể là một số bộ sách thời Trần (thế kỷ XIII-XIV) để trong tủ kính nhưng có dấu hiệu ẩm mốc, mục nát.
Xã Phúc Thắng (Nghĩa Hưng) được thành lập tháng 2-2020 (trên cơ sở sáp nhập 2 xã Nghĩa Thắng và Nghĩa Phúc). Phát huy tối đa lợi thế là địa phương nằm trong vùng quy hoạch phát triển Khu kinh tế mở Ninh Cơ, Khu đô thị Dệt may Rạng Đông, xã Phúc Thắng là địa phương tiêu biểu của tỉnh về đích, hoàn thành sắp xếp, sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố trong năm 2021...
Xuôi Quốc lộ 21 vào những ngày đầu năm mới, chúng tôi có dịp gặp bà Lê Thị Hường, xóm 21, xã Điền Xá (Nam Trực). Tranh thủ trò chuyện, bà Hường không quên "nhiệm vụ" quan trọng trong ngày, hoàn thành nốt chiếc mành mành dài 2m, rộng 1,8m để kịp giao cho khách. Ngoài 70 tuổi và gắn bó với nghề đan mành mành đến nay cũng đã trên 50 năm, bà Hường bảo, giờ "nhắm mắt" cũng có thể đan được mành.
Sau ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975), trong niềm vui thắng lợi chung của cả nước, bà con thôn Xuân Tân, xã Xuân Tân (Xuân Trường) hân hoan đón con em mình là bộ đội từ miền Nam chiến thắng trở về. Những người còn sống chưa có dịp trở về cũng gửi thư báo tin cho gia đình.
Những ngày giáp Tết, trời hửng nắng ấm, chúng tôi cùng vài nhiếp ảnh gia trẻ tuổi du ngoạn tới một số nhà thờ trong tỉnh. Với trên 600 nhà thờ lớn nhỏ nằm rải rác ở nhiều xứ đạo, không quá khi nói rằng Nam Định là "thủ phủ" của các nhà thờ đẹp, độc đáo. Vẻ đẹp rực rỡ, bề thế nhưng cũng hết sức riêng biệt của những thánh đường này đang dành trọn sự mến yêu của du khách gần xa.
Theo thời gian, dòng sông Hồng mềm mại, uốn lượn, lắng đọng phù sa bao bọc phía đông bắc tỉnh đã tạo nên những miền đất trù phú gắn với không gian văn hoá, cùng bề dày lịch sử của nhiều làng quê ven sông. Từ những vùng đất bãi bồi ven sông hoang vắng, dưới bàn tay cần mẫn, chịu khó cộng với tư duy đổi mới, sáng tạo của người dân đã tạo nên những miền quê trù phú, bốn mùa xanh tươi no ấm ven sông Hồng.
Hải Lý (Hải Hậu) trước đây được biết đến là vùng làm muối chuyên canh. Tuy nhiên một phần do nghề muối nhọc nhằn, vất vả lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trong khi giá bán lại thấp nên diêm dân không còn mặn mà với nghề. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành, đa nghề, những năm gần đây, người dân trong xã đã nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường...