Quá liều thuốc (có thể là vô tình hoặc cố ý) xảy ra khi một người dùng nhiều hơn liều khuyến cáo, có thể dẫn đến ngộ độc thuốc nguy hiểm…
Nguyên nhân quá liều thuốc
Nguyên nhân của quá liều thuốc là do vô tình lạm dụng hoặc cố ý sử dụng sai.
Quá liều ngẫu nhiên ở trẻ là do trẻ nhỏ vô tình nuốt phải thuốc vì tò mò. Trẻ dưới 5 tuổi (đặc biệt là từ 6 tháng đến 3 tuổi) có xu hướng cho mọi thứ vào miệng.
Thanh thiếu niên và người lớn có nhiều khả năng sử dụng quá liều một hoặc nhiều loại thuốc để tự gây hại cho bản thân.
Người lớn (đặc biệt là người cao tuổi hoặc những người đang dùng nhiều loại thuốc) có thể uống nhầm thuốc hoặc dùng sai liều lượng thuốc.
Mối nguy khi quá liều thuốc
Khi quá liều, tác dụng của thuốc có thể tăng cao hơn so với tác dụng điều trị khi sử dụng thường xuyên. Các tác dụng phụ trở nên rõ rệt hơn và có thể xảy ra nhiều bất lợi không lường trước được, có thể gây tử vong... Một số quá liều có thể làm trầm trọng thêm bệnh mãn tính. Ví dụ: Một cơn hen suyễn hoặc đau ngực có thể gây ra.
Các vấn đề về dấu hiệu sinh tồn (nhiệt độ, nhịp mạch, nhịp hô hấp, huyết áp) có thể xảy ra và đe dọa tính mạng. Giá trị dấu hiệu sinh tồn có thể tăng, giảm hoặc hoàn toàn không có.
Buồn ngủ, lú lẫn và hôn mê (khi ai đó không thể kích thích được) là điều thường gặp và có thể nguy hiểm nếu người đó hít phải chất nôn vào phổi (hút vào).
Da có thể đổ mồ hôi, hoặc nóng và khô.
Đau ngực và có thể tổn thương tim hoặc phổi. Khó thở ,thở nhanh, chậm, sâu hoặc nông.
Có thể đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu có thể đe dọa tính mạng.
Thuốc có thể làm hỏng các cơ quan trong cơ thể. Tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng quá liều mà cơ thể có thể phục hồi hay bị ảnh hưởng về thể chất lâu dài. Gan và thận là những hệ thống cơ quan có nguy cơ cao. Tổn thương não do ức chế chức năng phổi và tim có thể là vĩnh viễn.
Điều trị quá liều thuốc thế nào?
Khi có dấu hiệu dùng quá liều thuốc, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Việc điều trị sẽ tùy theo loại thuốc dùng quá liều. Có thể phải rửa dạ dày để loại bỏ một cách cơ học các thuốc chưa được hấp thu khỏi dạ dày. Một số trường hợp phải đặt nội khí quản (đặt ống dẫn khí) để bảo vệ phổi hoặc giúp người bệnh thở trong quá trình giải độc. Một số trường hợp có thể cần phải dùng thuốc khác như một loại thuốc giải độc để đảo ngược tác dụng của thuốc đã uống hoặc để ngăn chặn tác hại....
Có thể phòng ngừa?
Để ngăn ngừa quá liều, các loại thuốc, ngay cả thuốc giảm đau không kê đơn và vitamin, phải được cất giữ ở nơi an toàn. Tuy nhiên, những người cố ý dùng quá liều khó ngăn chặn hơn. Tốt nhất nên đưa người đó tránh khỏi việc tiếp cận với các loại thuốc này.
Những người mắc một số bệnh tâm thần cần sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong việc sử dụng thuốc điều trị để tránh quá liều thuốc.
Tai nạn ngộ độc thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ các lứa tuổi 6 tháng đến 5 tuổi. Vì vậy, cần để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
Hỗ trợ người cao tuổi về cách dùng thuốc và có thể nhận ra thuốc này với thuốc khác. Có thể sử dụng một số cách: Thuốc có thể được phân loại vào các hộp nhỏ và dán nhãn để hiển thị thời gian dùng. Sử dụng hộp đựng thuốc có đồng hồ báo thức bằng âm thanh để nhắc nhở uống thuốc vào những thời điểm cụ thể. Các hộp đựng khác có thể được lấp đầy mỗi tuần một lần./.
Theo suckhoedoisong.vn