Bệnh nướu răng ảnh hưởng đến gần một nửa dân số trưởng thành, đồng thời là một trong những lý do phổ biến nhất mà mọi người đi khám nha sĩ.
Bệnh nướu răng (còn được gọi là bệnh nha chu) gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng là một tình trạng mãn tính có thể diễn ra nhanh. Trong trường hợp xấu nhất, nó dẫn đến nhiễm trùng răng và cần phải nhổ.
Vì vậy, khi viêm răng nướu không chỉ làm bạn đau, ảnh hưởng đến nụ cười, hơi thở mà có thể còn liên quan tới nhiều vấn đề khác như nguy cơ sinh non, mắc bệnh thận, viêm khớp...
Một số nghiên cứu cho thấy những người bị viêm nướu răng cũng hay mắc bệnh tim hơn những người có răng nướu khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu không chắc lý do là gì, bệnh răng miệng chưa được chứng minh là nguyên nhân gây ra các bệnh khác. Dù vậy, cũng có lý để bạn cần chăm chút hơn đến răng miệng của mình như với các phần khác trên cơ thể.
Bệnh răng miệng và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể với các nhiễm trùng. Đường huyết cao làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh răng miệng. Hơn nữa, bệnh răng miệng có thể khiến bạn khó giữ mức đường huyết ổn định. Bảo vệ răng nướu bằng cách giữ cho mức đường huyết càng bình thường càng tốt. Đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, khám bác sĩ răng miệng ít nhất mỗi năm một lần.
Rối loạn ăn uống, mòn men răng
Nha sĩ có thể là người đầu tiên chú ý đến các dấu hiệu của một người rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn vô độ. Axit dạ dày từ việc nôn nhiều có thể xói mòn men răng. Khi ăn nhiều, sau đó lại dùng thuốc sổ cho thức ăn ra ngoài có thể gây sưng trong miệng, họng và tuyến nước bọt cũng như tạo hơi thở hôi. Chán ăn, cuồng ăn và các rối loạn ăn uống khác cũng có thể gây suy dinh dưỡng nghiêm trọng - ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.
Tưa miệng và HIV
Những người HIV hay AIDS dễ bị tưa miệng, mọc mụn trong miệng, rộp môi, viêm loét miệng và bạch sản niêm mạc (có mảng màu trắng hay xám trên lưỡi hay bên trong má). Những người bị HIV/AIDS có thể cũng bị khô miệng - thứ làm tăng nguy cơ sâu răng và làm việc ăn, nhai, nuốt hay trò chuyện trở nên khó khăn.
Điều trị bệnh răng miệng có thể hữu ích với bệnh viêm thấp khớp
Những người bị viêm khớp dễ mắc bệnh về răng nướu gấp 8 lần so với những người không mắc bệnh tự miễn này. Viêm nhiễm có thể là mẫu số chung giữa hai loại bệnh. Vấn đề có thể tồi tệ hơn khi: những người bị viêm thấp khớp có thể khó khăn trong việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa do các khớp ngón tay bị tổn thương. Tin tốt là các cách điều trị viêm nướu và nhiễm trùng cũng có thể giảm đau khớp và viêm khớp.
Chăm sóc răng miệng là một việc làm hết sức cần thiết. Ảnh minh họa: internet |
Rụng răng và bệnh thận
Người lớn bị rụng răng nhiều khả năng mắc bệnh thận mãn hơn những người vẫn còn răng. Chính xác là bệnh thận và bệnh nha chu có mối liên quan với nhau như thế nào hiện chưa rõ ràng 100%. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng viêm nhiễm kinh niên có thể là mối đe dọa chung cho hai bệnh. Vì vậy việc chăm sóc răng nướu của bạn có thể giảm nguy cơ phát sinh vấn đề về thận.
Bệnh răng nướu và sinh non
Nếu bạn đang mang thai và có bệnh răng nướu, bạn dễ sinh em bé quá sớm và quá nhỏ. Hai bệnh này liên quan tới nhau thế nào thì vẫn chưa rõ. Có thể thủ phạm là sự viêm và nhiễm trùng. Mang thai và sự thay đổi hoóc môn kéo theo cũng làm bệnh răng miệng xấu đi. Hãy trò chuyện với bác sĩ sản khoa hoặc nha sĩ để biết cách bảo vệ chính mình và em bé trong bụng nếu bạn rơi vào trường hợp này.
Rối loạn ăn uống, mòn men răng
Nha sĩ có thể là người đầu tiên chú ý đến các dấu hiệu của một người rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn vô độ. Axit dạ dày từ việc nôn nhiều có thể xói mòn men răng. Khi ăn nhiều, sau đó lại dùng thuốc sổ cho thức ăn ra ngoài có thể gây sưng trong miệng, họng và tuyến nước bọt cũng như tạo hơi thở hôi. Chán ăn, cuồng ăn và các rối loạn ăn uống khác cũng có thể gây suy dinh dưỡng nghiêm trọng - ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.
Tưa miệng và HIV
Những người HIV hay AIDS dễ bị tưa miệng, mọc mụn trong miệng, rộp môi, viêm loét miệng và bạch sản niêm mạc (có mảng màu trắng hay xám trên lưỡi hay bên trong má). Những người bị HIV/AIDS có thể cũng bị khô miệng - thứ làm tăng nguy cơ sâu răng và làm việc ăn, nhai, nuốt hay trò chuyện trở nên khó khăn.
Điều trị bệnh răng miệng có thể hữu ích với bệnh viêm thấp khớp
Những người bị viêm khớp dễ mắc bệnh về răng nướu gấp 8 lần so với những người không mắc bệnh tự miễn này. Viêm nhiễm có thể là mẫu số chung giữa hai loại bệnh. Vấn đề có thể tồi tệ hơn khi: những người bị viêm thấp khớp có thể khó khăn trong việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa do các khớp ngón tay bị tổn thương. Tin tốt là các cách điều trị viêm nướu và nhiễm trùng cũng có thể giảm đau khớp và viêm khớp.
Rụng răng và bệnh thận
Người lớn bị rụng răng nhiều khả năng mắc bệnh thận mãn hơn những người vẫn còn răng. Chính xác là bệnh thận và bệnh nha chu có mối liên quan với nhau như thế nào hiện chưa rõ ràng 100%. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng viêm nhiễm kinh niên có thể là mối đe dọa chung cho hai bệnh. Vì vậy việc chăm sóc răng nướu của bạn có thể giảm nguy cơ phát sinh vấn đề về thận.
Bệnh răng nướu và sinh non
Nếu bạn đang mang thai và có bệnh răng nướu, bạn dễ sinh em bé quá sớm và quá nhỏ. Hai bệnh này liên quan tới nhau thế nào thì vẫn chưa rõ. Có thể thủ phạm là sự viêm và nhiễm trùng. Mang thai và sự thay đổi hoóc môn kéo theo cũng làm bệnh răng miệng xấu đi. Hãy trò chuyện với bác sĩ sản khoa hoặc nha sĩ để biết cách bảo vệ chính mình và em bé trong bụng nếu bạn rơi vào trường hợp này.
Khô miệng và lưỡi gây sâu răng
4 triệu người Mỹ đang mắc hội chứng Sjogren, một bệnh tự miễn dịch tấn công và phá hủy các tuyến chịu trách nhiệm giữ ẩm và bôi trơn cho mắt, miệng và các bộ phận khác của cơ thể. Những người này cũng dễ gặp các trục trặc về sức khỏe đường miệng hơn. Khi bị hội chứng Sjogren, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm tuyến nước mắt và nước bọt khiến khô mắt và khô miệng kinh niên. Nước bọt giúp bảo vệ răng và nướu khỏi vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi. Vì vậy một người bị khô miệng liên tục dễ bị sâu răng và mắc bệnh về nướu hơn.
Dùng thuốc có thể gây khô miệng
Nếu hay bị khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng và viêm lợi, bạn nên kiểm tra lại tủ thuốc của mình. Các thuốc như kháng histamine, thuốc làm thông mũi, giảm đau và thuốc trị trầm cảm có thể gây khô miệng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hay nha sĩ để tìm ra nguyên nhân nếu chế độ dùng thuốc của bạn ảnh hưởng tới sức khỏe đường miệng và bạn nên làm gì để cải thiện việc này.
Stress và nghiến răng
Nếu bạn căng thẳng, lo âu hay trầm cảm, bạn có thể có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Những người bị stress sản sinh lượng lớn hoóc môn cortisol - tàn phá răng nướu và cơ thể bạn. Stress cũng dẫn tới việc bạn lười chăm sóc răng miệng. Hơn 50% những người không đánh răng hay dùng chỉ nha khoa thường xuyên khi bị căng thẳng. Các thói quen khác liên quan tới stress gồm hút thuốc, uống rượu và nghiến răng.
Loãng xương và rụng răng
Bệnh giòn xương, loãng xương ảnh hưởng đến tất cả các phần xương trong cơ thể bạn - bao gồm xương hàm - và có thể gây rụng răng. Vi khuẩn từ bệnh nha chu - bệnh về nướu nghiêm trọng, có thể cũng gây gãy xương hàm. Một trong những loại thuốc chữa bệnh nha chu, bisphosphonates, có thể tăng nhẹ nguy cơ mắc một bệnh hiếm gọi là hoại tử - gây phá hủy xương hàm. Hãy hỏi ý kiến nha sĩ nếu bạn phải dùng thuốc bisphosphonates.
Nhợt lợi và bệnh thiếu máu
Miệng bạn có thể bị đau và nhợt nếu bạn bị thiếu máu và lưỡi bạn có thể bị sưng và viêm. Khi bạn thiếu máu, cơ thể bạn không đủ tế bào hồng cầu hay tế bào hồng cầu của bạn không chứa đủ hemoglobin. Hệ quả là cơ thể bạn không lấy đủ oxy. Có nhiều loại thiếu máu và các cách điều trị khác nhau. Hãy đi khám để biết bạn mắc loại nào và điều trị nó ra sao.
Theo suckhoedoisong.vn