Bệnh đau dạ dày 70% nguyên nhân là do vi khuẩn HP gây ra. Vì thế cần phải hiểu rõ về con vi khuẩn HP, để người dân sẽ có cách phòng ngừa và đẩy lùi hợp lý.
Tỷ lệ người dân nước ta nhiễm vi khuẩn này rất cao vì thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống chung. Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây, tỷ lệ này có thể lên đến 70%. Dưới đây là 3 quan niệm sai lầm về vi khuẩn HP:
Vi khuẩn HP không lây lan
Vi khuẩn HP rất dễ lây lan, dưới đây là con đường chính dễ lây lan nhất:
Con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn HP (ảnh minh hoạ) |
- Lây nhiễm qua đường miệng: Vi khuẩn Hp tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh, chúng còn được tìm thấy trong mảng bám ở răng, nước bọt. Thói quen của người dân nước ta khi ăn uống là ăn chung nên nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP là rất cao.
- Lây nhiễm qua đường dạ dày - dạ dày: Quá trình lây nhiễm này diễn ra khi đi nội soi tại các cơ sở y tế. Khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ , vi khuẩn HP có thể lây nhiễm chéo từ người có bệnh sang người lành.
- Lây nhiễm qua đường phân - miệng: Vi Khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.
Nhiễm vi khuẩn HP không cần chữa
Nếu vi khuẩn HP làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, nôn ói…) thì việc đẩy lùi vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy hại mà nó mang lại. Để kiểm tra vi khuẩn HP, có thể thực hiện theo hai phương pháp phổ biến hiện nay là nội soi dạ dày và kiểm tra hơi thở. Nếu không xử lý sớm, bệnh ngày một nặng có thể diễn biến sang viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Ai nhiễm vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày
Trong nhiều chuyên đề về Tiêu hóa, dạ dày, đã khẳng định không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Nghiên cứu cho thấy có hàng trăm loại HP khác nhau, chỉ 1 số loại mang gen CagA có độc lực cao tăng nguy cơ ung thư. Khi mắc vi khuẩn HP, người bệnh có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Trên thực tế, có đến hơn 70% mang vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng ung thư.
Vi khuẩn Hp được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng, từ đó có thể dẫn tới ung thư dạ dày nếu không được hỗ trợ đẩy lùi kịp thời.
Chính vì vậy, khi bị nhiễm vi khuẩn HP người bệnh không nên chủ quan, những người mắc vi khuẩn này nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá... Và để tránh tình trạng kháng kháng sinh, mọi người không nên tự ý mua kháng sinh diệt HP. Vi khuẩn HP có nhiều type, vì vậy, nếu đã chữa khỏi một lần, khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra khi mắc type khác. Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Để có một dạ dày khỏe mạnh cần có một thói quen bảo vệ dạ dày ngay tại nhà bằng curcumin hướng đích. Hoạt tính kháng khuẩn của curcumin có tác dụng chống lại được 65 chủng lâm sàng của vi khuẩn H.Pylori (HP) giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn làm giảm tổn thương và nhiễm trùng trên mô dạ dày. Sử dụng curcumin hướng đích giúp phát huy hiệu quả tối đa hiệu quả của curcumin, giúp việc hỗ trợ đẩy lùi các bệnh lý dạ dày được hiệu quả hơn
Theo suckhoedoisong.vn