Người viêm dạ dày ăn sao cho đúng

01:11, 08/11/2019

Dạ dày có vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn, do đó, khi gặp vấn đề về bệnh lý dạ dày, đặc biệt viêm dạ dày gây nên tình trạng như: giảm khả năng chứa thức ăn của dạ dày, đau vùng thượng vị, đau trước và sau khi ăn, thay đổi trong tiết men tiêu hóa như: ợ hơi, ợ chua.

Hậu quả cuối cùng của viêm dạ dày, các bệnh lý mạn tính về dạ dày thường dẫn đến thiết hụt dinh dưỡng. Và đặc biệt, người viêm dạ dày hay gặp tình trạng thiếu Vitamin B12, gây nên tình trạng thiếu máu.

goài việc kế hợp giữa phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, chế độ ăn khoa học cũng góp phần hạn chế việc viêm dạ dày. Ảnh minh họa
Ngoài việc kế hợp giữa phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, chế độ ăn khoa học cũng góp phần hạn chế việc viêm dạ dày. Ảnh minh họa

Mục tiêu dinh dưỡng cho người viêm dạ dày là gì?

Người đau dạ dày cần giảm các triệu chứng đau liên quan đến bữa ăn. Giảm sự căng dạ dày, giảm kích thích gây tăng tiết dịch vị giúp giảm yếu tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Thúc đẩy phục hồi tổn thương thực thể ở niêm mạc dạ dày. Giảm các hậu quả do thiếu hụt dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, thiếu máu).

Bệnh đau dạ dày thường chuyển sang mạn tính và hay tái đi tái lại nhiều lần. Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân kéo dài tình tạng viêm dạ dày

Vậy người viêm dạ dày nên ăn sao cho đúng?

Chia nhỏ bữa ăn.

Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa, các bữa ăn nên cách đều trong ngày. Không nên ăn nhiều hay ít quá vào một bữa mà nên duy trì mức ổn định.

Giảm gánh tải cho dạ dày.

Thức ăn nên được nấu chín, mềm, nhừ, tránh các thức ăn sống, thô và nhiều gân, xơ. Nên ăn chậm và nhai thức ăn thật kỹ trước khi nấu để giảm gánh tải cho dạ dày.

Tránh các thực phẩm gây kích thích dạ dày.

Tránh các thực phẩm làm tăng tiết dịch vị, giảm bài tiết kiềm ở tá tràng như: thức ăn giàu béo, cà phê, trà đặc, rượu bia, đồ uống có gas, đồ muối chua, thực phẩm tẩm ướp nhiều muối, nước súp.

Tránh các thực phẩm làm tăng PH dạ dày như: quả chua, thức uống nóng, cay, đồ ăn chế biến nhiều tiêu, ớt, giấm.

Thực phẩm giúp làm lành vết loét.

Tăng sử dụng các thực phẩm có tính kiềm như: trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai) và thực phẩm có tác dụng băng niêm mạc dạ dày, hút dịch vị (bột nếp, bột mì)

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm như rau có màu đỏ, vàng, màu xanh đậm: họ nhà cải ( cải bắp, rau cải, cải xanh…), cà rốt, bí đỏ… là những thực phẩm rất giàu vitamin A, B, C, D, E, canxi, sắt, kẽm, acid folic có tác dụng làm lành vết loét nhanh chóng.

Ngoài việc kế hợp giữa phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, chế độ ăn khoa học thì người bệnh cũng nên điều chỉnh lối sống, sinh hoạt khoa học hơn. Không nên làm việc quá sức, căng thẳng quá mức dẫn đến STRESS.

Ăn uống khoa học kết hợp với ngủ nghỉ đúng giờ giúp tăng hiệu quả điều trị, hạn chế mức tái phát của bệnh.

Theo suckhoedoisong.vn



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com