Thận là nơi chứa nhiều các tế bào chuyên biệt như: tiểu cầu có tác dụng như một bộ lọc nhỏ. Bộ lọc giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi máu khi lưu thông vào mao mạch thông qua việc bài tiết nước tiểu. Đồng thời, thận có vai trò duy trì những dưỡng chất cần thiết cho máu. Vì vậy, chúng ta cần giữ cho thận khỏe mạnh để duy trì tốt khả năng nuôi dưỡng và giải độc cơ thể của thận được hiệu quả. Vì vậy, những đồ ăn, thức uống, cũng như lối sống có ảnh hưởng trực tiếp đến thận.
Những người mắc bệnh thận muốn cải thiện chứng thận hư nên cải thiện chế độ ăn uống, lối sống cũng như chăm sóc sức khỏe theo lời khuyên của bác sĩ. Làm được như vậy, người bệnh có thể sống khỏe nhiều năm về sau đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng.
Tập thể dục đều đặn là phương pháp tốt nhất rèn luyện sức khỏe, phòng tránh các bệnh tật, trong đó có các bệnh về thận. Ảnh minh họa: internet |
1. Dinh dưỡng phù hợp
Thực đơn dinh dưỡng của bạn phụ thuộc vào việc thận của bạn hoạt động ra sao và mức độ tổn thương của thận. Tùy thuộc vào chức năng, thể trạng, và mức độ suy giảm của thận mà điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp theo sự tư vấn từ bác sĩ đang điều trị cho bạn.
Tuy nhiên, cũng có một số lời khuyên chung về dinh dưỡng cũng như lối sống cho những người mắc bệnh thận. Đó là tránh xa bia rượu, thuốc lá, hạn chế ăn mặn, hạn chế thực phẩm chứa nhiều caffein, chất ngọt nhân tạo, nước ngọt có ga, nên kiêng sản phẩm sữa hay thịt đỏ.
2. Uống nước vừa đủ
Một trong những chức năng quan trọng của thận là cân bằng lượng nước trong cơ thể. Với những người mắc bệnh thận thì không có khả năng đào thải lượng nước dư thừa ra bên ngoài. Nghe có vẻ vô hại, nhưng lượng nước dư thừa trong cơ thể gây ra chứng cao huyết áp, đồng thời cũng là một phần nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.
Vì vậy, khi đã mắc bệnh thận, bạn chỉ nên uống vừa đủ lượng nước trong ngày. Còn đối với những người phải chạy thận thì nên uống ít hơn.
Một điều nữa là lượng nước dư thừa càng áp lực thêm đối với thận. Do đó không nên uống quá nhiều nước. Lượng nước cần thiết theo nhu cầu của mỗi người là khác nhau, điều này còn tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh tật. Người bệnh nên theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
3. Duy trì cân nặng phù hợp
Nếu bạn thừa cân thì cách tốt nhất là nên giảm cân nhanh chóng. Hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ để tìm ra những bài tập phù hợp và tốt cho sức khỏe.
Nên cân bằng chế độ dinh dưỡng: Với những người mắc bệnh nặng thì người bệnh phải tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
4. Chú ý đường huyết và nồng độ cholesterol
Với những ai mắc chứng tiểu đường hay huyết áp cao cần theo dõi cẩn thận và duy trì huyết áp, lượng đường huyết ở mức độ vừa phải.
Ngoài ra, cũng cần giữ cho nồng độ cholesterol ở mức độ có thể kiểm soát được.
5. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
6. Nên tiêm phòng ngừa cúm và ngừa viêm phổi. Vì bệnh thận là nguyên nhân rất dễ bị cúm.
Theo suckhoedoisong.vn