Là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý rất phổ biến ở độ tuổi từ 22 - 55. Nó gây ra không ít những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, cần sớm phát hiện để có phương pháp điều trị kịp thời.
Hầu hết các đĩa đệm bị thoát vị xuất hiện ở phần lưng dưới của bạn (cột sống thắt lưng), mặc dù chúng cũng có thể xuất hiện ở cổ, nhưng ít hơn. Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là:
Đau thần kinh tọa: đây là một trong những triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình nhất. Cơn đau buốt từ hông xuống đùi, kéo tới các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Đau cánh tay nếu vị trí ở cổ hoặc chân nếu vị trí ở thắt lưng. Cơn đau này có thể xảy ra khi bạn ho, hắt hơi hoặc di chuyển cột sống của bạn vào những vị trí nhất định.
Tê hoặc ngứa ran, cảm giác châm chích, điện giật trong phần cơ thể được phân bố bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Teo và yếu cơ: vùng cơ chi phối bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm:
1. Duy trì cân nặng cơ thể, hạn chế tình trạng béo phì.
2. Không hút thuốc.
3. Không đứng lâu trong 1 tư thế.
4. Mang vác đồ đúng tư thế.
5. Thường xuyên tập thể dục.
6. Khám sức khỏe định kỳ.
Điều trị: Tùy vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng mà các bác sĩ chỉ định với các loại sau:
Thuốc giảm đau - kháng viêm.
Thuốc chống động kinh.
Thuốc dãn cơ.
Nếu cơn đau của bạn không được giải quyết trong vòng vài tuần. Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp vật lý. Vật lý trị liệu có thể cho bạn thấy vị trí và bài tập được thiết kế để giảm thiểu sự đau đớn do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm phải dùng đến phương pháp phẫu thuật để thoát khỏi căn bệnh này. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu phương pháp điều trị bảo tồn không cải thiện triệu chứng của bạn sau sáu tuần, đặc biệt nếu bạn tiếp tục gặp phải các vấn đề: tê hoặc yếu, khó đứng hoặc đi bộ, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ phần nhô ra của đĩa đệm. Một số trường hợp phải loại bỏ toàn bộ đĩa đệm. Trong những trường hợp này, các đốt sống có thể cần phải được kết hợp cùng với phần cứng kim loại để cung cấp sự ổn định cột sống.
Theo suckhoedoisong.vn