Nhiễm độc methanol bắt đầu xuất hiện từ 18-24 giờ sau khi uống phải hóa chất này, bao gồm các biểu hiện tương tự như khi uống quá nhiều rượu nên thấy buồn ngủ, lú lẫn, mất điều hòa vận động, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng kèm với các biểu hiện rối loạn thị giác từ nhìn mờ đến không nhìn thấy hoàn toàn. Trường hợp nhiễm độc nặng sẽ có dấu hiệu thở nhanh, hôn mê, suy thở, tụt huyết áp nặng, ngưng tim và có thể dẫn đến tử vong.
Khi gặp tình trạng này cần đưa nạn nhân cùng với những chất mà họ đã sử dụng (nghi tác nhân gây ngộ độc) tới cơ quan chống độc của bệnh viện để phát hiện sớm nguyên nhân ngộ độc và được cấp cứu kịp thời.
Nhiễm độc methanol là loại nhiễm độc nặng, nguy hiểm, nhanh chóng đưa đến tử vong nhưng lại có thể phòng ngừa được. Do đó nên tránh uống các loại rượu trôi nổi chưa được kiểm định chất lượng và chưa qua kiểm tra của cơ sở y tế, của cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường tuyên truyền và phổ biến sâu rộng trong cộng đồng, nhất là người nghiện rượu, nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm độc methanol để kịp thời đưa người bị nhiễm độc đến cấp cứu tại các cơ sở y tế./.
Trung tâm Truyền thông - GDSK Nam Định