Những điều cần biết về bệnh đái tháo đường

05:10, 27/10/2011

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là “Một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose trong máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin”.

Bệnh ĐTĐ tuýp I là thể riêng biệt ở trẻ em, người lớn dưới 40 tuổi. Là hậu quả của việc thiếu hụt insulin do tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy. Bệnh biểu hiện: đái nhiều, uống nhiều nước, mệt mỏi, suy nhược, sút cân trong khi thèm ăn và ăn nhiều...

Bệnh ĐTĐ tuýp II được đặc trưng bởi kháng insulin và giảm chế tiết insulin dẫn đến mất khả năng duy trì mức insulin trong máu bình thường, bệnh thường gặp ở tuổi trên 40, béo phì và liên quan đến hoạt động thể lực, chế độ ăn uống, sinh hoạt… Bệnh tiến triển chậm, có khi không có biểu hiện gì trong nhiều năm, người bệnh được phát hiện do tình cờ hoặc khi đã có biến chứng của bệnh.

Để phòng bệnh ĐTĐ và giảm thiểu các biến chứng, mỗi người cần chú ý: 

Chế độ ăn:

- Nên chọn: rau xanh, các loại đậu, gạo, mỳ, thịt nạc, thịt gà bỏ da, lòng trắng trứng gà, cá...

- Hạn chế: thịt lợn, thịt bò lẫn mỡ, thịt dê, bơ, xúc xích, rau quả đóng hộp, nước khoáng, cà phê, chè, chất ngọt nhân tạo.

- Cần tránh các loại mỳ chính, bánh ngọt, thịt nhiều mỡ, lòng đỏ trứng gà, khoai tây rán, hoa quả sấy khô, rượu, bia, nước ngọt đóng chai…

Chế độ tập luyện: Những môn thể thao như bơi, cử tạ, bóng đá,… chỉ được chơi khi có sự cho phép của bác sỹ điều trị; giảm xem tivi, ngủ trưa. Tập thể thao với mức độ tăng dần. Những môn đi bộ, đi xe đạp nên tập 2-3 lần trong tuần, mỗi lần 20-30 phút. Người bệnh nên đi bộ, làm vườn./.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - GDSK (Sở Y tế)



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com