Ở nước ta, bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) thường xảy ra thành dịch vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7. Virut VNNB truyền qua muỗi chủ yếu là muỗi Culextritaeniorhynclus. Trong thời kỳ nhiễm virut, muỗi không chỉ có khả năng truyền bệnh mà còn truyền virut sang thế hệ sau.
Muỗi mang virut VNNB khi đốt vào người lành sẽ truyền virut VNNB qua da; virut nhân lên tại chỗ ở các tổ chức ngoài thần kinh như cơ vân, cơ trơn, các hạch lân cận, đi vào tuyến ức kích thích cơ thể tạo kháng thể rồi vào máu. Muỗi, lợn vừa là tác nhân sinh học, vừa là ổ chứa khuyếch tán virut VNNB. Lợn bị muỗi mang virut VNNB đốt sẽ bị nhiễm virut, virut VNNB phát triển và nhân lên trong cơ thể lợn, lợn không có biểu hiện bệnh lý. Muỗi hút máu lợn có virut truyền bệnh sang người. Người bị muỗi nhiễm virut VNNB đốt có thể mắc bệnh VNNB, có 3 thể lâm sàng:
+ Thời kỳ toàn phát: 5-10 ngày, ngoài các triệu chứng thần kinh, các dấu hiệu phù não xuất hiện, bệnh nhân thường tử vong trong giai đoạn này.
+ Thời kỳ lưu bệnh và di chứng: Các triệu chứng giảm dần, bệnh nhân có thể có các di chứng về thần kinh hoặc vận động hoặc cả thần kinh và vận động, có di chứng xuất hiện sau 2 năm.
Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh VNNB nên việc phòng bệnh là rất quan trọng. Nguyên tắc xử lý là: Phát hiện, giám sát, khống chế và dập dịch để tiêu diệt mầm bệnh, nguồn lây lan; ngăn chặn, tiêu diệt đường lây; nâng cao nhận thức về bệnh và cách phòng tránh cho nhân dân. Ổ chứa virut VNNB không kiểm soát được bởi các loài chim di cư mang virut từ vùng này sang vùng khác. Muỗi là đường lây truyền bệnh, nhưng không thể triệt được hoàn toàn vì muỗi truyền virut VNNB thường sống ngoài đầm lầy, đồng ruộng... Đối tượng cảm nhiễm là con người nên cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin VNNB./.
(Sở Y tế Nam Định)