Việc nhóm nghiên cứu Trường Đại học Khoa học và Công nghệ tìm ra cơ chế mang lại tiềm năng ứng dụng trong nhân giống cây kháng bệnh cao.
Protein WUSCHEL (WUS) được nhóm xác định là yếu tố quan trọng trong cơ chế kháng virus của tế bào gốc thực vật. Đây là những tế bào chưa biệt hóa và nằm trong mô phân sinh của thực vật. Tế bào này có vai trò là nguồn gốc của sức sống thực vật, vì chúng tự duy trì và cung cấp nguồn sống ổn định các tế bào tiền thân để hình thành các mô và cơ quan thực vật.
virus xâm nhập vào tế bào thực vật, nó không thể sử dụng hệ thống này để tổng hợp protein cho chính nó, không thể sinh sản và lây lan. |
Giáo sư Zhao Zhong, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, quá trình ‘đóng băng’ này làm ảnh hưởng đến sự lắp ráp bào quan chính của tế bào tham gia vào tổng hợp protein-ribosome. Từ đó làm giảm tốc độ protein được tổng hợp. Việc giảm tốc độ tổng hợp protein khiến virus không thể sử dụng các tế bào thực vật để hoàn thành quá trình dịch protein của chính nó, cũng như hoàn thành việc sao chép và liên kết của virus. Do đó, virus bị ức chế sự lây lan và nhân đôi.
Thử nghiệm với nhiều loại virus, các nhà nghiên cứu xác nhận, protein WUS có thể ức chế sự lây nhiễm giữa nhiều loại virus. Điều này cho thấy khả năng miễn dịch của protein WUS có phổ rộng. Ngoài ra, protein WUS cũng có thể trở thành vũ khí trung gian để các tế bào khác chống lại virus.
GS Zhao Zhong cho biết, bước tiếp theo nhóm dự định ứng dụng kết quả này vào nhân giống cây trồng dựa trên công nghệ tiến hóa protein nhân tạo. Điều này giúp sàng lọc các protein kháng bệnh cao và chuyển chúng vào nhiều loại cây trồng khác nhau.
Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu thêm về khả năng kháng virus phổ rộng của tế bào gốc thực vật. Hiện có hơn 1.000 loại virus thực vật được biết đến, có thể gây hại cho cây trồng nhưng chỉ có một vài phương pháp nhắm vào số ít loại virus.
Theo vnexpress.net