Úc phát triển trí tuệ nhân tạo giải mã tín hiệu âm thanh bí ẩn từ vũ trụ

06:09, 26/09/2019

Do các phương pháp quan sát và công nghệ hiện có của con người không tiên đoán được để phát hiện ra những tín hiệu âm thanh của sóng vô tuyến từ vũ trụ gửi đến Trái đất, nhà nghiên cứu Wael Farah ở Đại học công nghệ Swinburne, Úc, đã phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể đào tạo kính viễn vọng để xử lý các tín hiệu này.

Theo livescience.com, những tín hiệu âm thanh đột ngột của sóng vô tuyến đến Trái đất từ ​​không gian sâu thẳm vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. Bây giờ, các nhà thiên văn học từ Đại học Swinburne, Úc, tính đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đặc biệt để xác định nguồn gốc của chúng.

Hàng ngày có thể phát hiện từ 59 đến 157 tín hiệu âm thanh đột ngột của sóng vô tuyến đến Trái đất từ không gian sâu thẳm - (Ảnh: NRAO)
Hàng ngày có thể phát hiện từ 59 đến 157 tín hiệu âm thanh đột ngột của sóng vô tuyến đến Trái đất từ không gian sâu thẳm - (Ảnh: NRAO)

Thông thường những tín hiệu này được các nhà khoa học gọi là sóng vô tuyến nhanh (fast radio bursts - FRBs). Các FRBs đến vào những thời điểm và địa điểm ngẫu nhiên, còn các phương pháp quan sát và công nghệ hiện có của con người không tiên đoán được để phát hiện ra những tín hiệu này. Các tín hiệu có mô hình phức tạp, cơ cấu bí ẩn và mô hình các đỉnh sóng vô tuyến, được tái tạo chỉ trong một phần nghìn giây.

Các công nghệ quan sát hiện tại không thể giải thích bản chất của những hiện tượng này. Giờ đây, nhà nghiên cứu Wael Farah ở Đại học công nghệ Swinburne đã phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể đào tạo kính viễn vọng để xử lý các tín hiệu này. Khi phát hiện thấy tín hiệu, kính viễn vọng sẽ chuyển sang chế độ ghi chi tiết, để sau này có thể phân tích các hiện tượng này.

Dựa trên dữ liệu của mình, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng từ 59 đến 157 tín hiệu như vậy có thể được phát hiện hàng ngày. Các nhà khoa học đã từng sử dụng tia X, quang học và các kính viễn vọng vô tuyến khác để có thêm thông tin về chúng, nhưng chưa thành công. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của họ cho thấy một trong những tính năng cụ thể nhất của FRB là các tín hiệu tương tự không được lặp lại hai lần. Đó là lý do tại sao nghiên cứu các tín hiệu đó là nhiệm vụ rất khó khăn của các nhà khoa học và bây giờ, các nhà khoa học Úc phải cầu viện đến trí tuệ nhân tạo.

Theo khoahoc.tv

 

 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com