Tàu thăm dò Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa thực hiện chuyến bay khảo sát miệng núi lửa Neukum Crater rộng hơn 100km của Sao Hỏa.
Miệng núi lửa rộng lớn Neukum Crater trước đây đã được biết đến qua những khảo sát sơ bộ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA). Trong khi NASA tập trung khảo sát địa chất và các vùng xung quanh thì ESA lại công bố những hình ảnh cận cảnh về miệng núi lửa huyền thoại.
Miệng núi lửa này rộng đến hơn 100 km - ảnh: ESA |
Miệng núi lửa được đặt theo tên nhà vật lý và khoa học hành tinh người Đức Gerhard Neukum, nằm trong khu vực gọi là Noachis Terra - một trong những nơi lưu giữ dấu tích địa chất lâu đời nhất của Sao Hỏa. Các vật chất ở đây có niên đại khoảng 3,9 tỉ năm. Noachis Terra cũng là vùng hoạt động của Mars Curiosity rover - con robot của NASA từng là công dân đơn độc trên hành tinh đỏ.
Theo các kết quả thăm dò, miệng núi lửa có rất nhiều dấu hiệu địa chất cho thấy những cơn áp thấp, động đất từng xảy ra, cộng với các đụn cát tối có thể là vật liệu từ sự phun trào núi lửa.
Siêu núi lửa có miệng rộng tới 100km đó được cho là một trong các "hung thần" đã tạo nên ưao Hỏa khô cằn như hiện nay.
Các nghiên cứu trước đó cho thấy sao Hỏa từng là một "hành tinh xanh" giống Trái đất với phần lớn diện tích là đại dương. Rất có thể sự sống đã từng tồn tại vào thời điểm đó.
Thế nhưng, một thảm họa ước tính xảy ra hơn 3 tỉ năm trước đã thay đổi nghiêm trọng khí hậu của hành tinh. Các nhà khoa học tin rằng đó là do những vụ phun trào núi lửa khổng lồ, giải phóng một lượng lớn tro và nham thạch.
Hậu quả vô cùng khủng khiếp bởi người ta tìm thấy trên sao hỏa vô số "siêu núi lửa" có thể mạnh hơn hàng nghìn lần so với các núi lửa bình thường trên trái đất. May mắn là chúng đang trong trạng thái tạm ngủ yên.
Theo khoahoc.tv