Hãng xe Ford vừa thành công trong việc sản xuất nệm mút và các thành phần nhựa từ CO2.
Được xem là thành tựu mới trong lĩnh vực tái chế, thay vì để CO2 trong khí quyển, hãng xe Mỹ Ford đã tìm ra giải pháp "bẫy" CO2, sau đó tái chế, tạo ra các loại polyol và nhựa.
Ford tuyên bố rằng đây là hãng xe đầu tiên phát triển loại nệm mút nhựa từ việc bẫy CO2. Nó sẽ được sử dụng làm một số chi tiết trên các dòng xe mới của hãng trong năm sắp tới - Ảnh: Autoevolution |
Nhờ phương pháp này, Ford có thể giảm việc sử dụng lượng dầu mỏ tới 300 nghìn tấn mỗi năm, tương đương khoảng 600 triệu bảng Anh.
Những vật liệu mới này được xếp vào loại vật liệu sinh học, có ý nghĩa khác nhau tuỳ vào ngành công nghiệp sử dụng chúng.
Hiện tại, Ford là hãng xe duy nhất phát triển loại nệm mút từ vật liệu sinh họcnày. Hãng còn cho biết, loại nệm mút này đáp ứng tiêu chuẩn ôtô, có thể được dùng làm ghế hoặc một số ứng dụng dưới mui xe.
Theo Liên đoàn Nhựa Anh Quốc, việc sản xuất nhựa chiếm khoảng 4% trong việc sử dụng dầu mỏ trên toàn thế giới. Nhưng nhựa làm từ dầu mỏ rất khó tái chế, độ bền không cao.
Trong gần hai thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu của hãng cũng thực hiện một số nghiên cứu trong việc tích hợp các chất liệu thân thiện môi trường (như đậu nành, rơm, xơ dừa, cà rốt...) để chế tạo một số các thành phần, chi tiết trong xe.
Theo khoahoc.tv