Các nhà khoa học ngày 11/12 cho biết họ vừa phát hiện ra một tế bào gốc mới có thể được "lập trình" trở thành bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, mở ra triển vọng điều trị cho nhiều loại bệnh.
Phát hiện này - được một nhóm nghiên cứu Úc và các nhà khoa học quốc tế công bố trên tạp chí Nature, được xem là bước đột phá trong nghiên cứu tế bào gốc.
Nhà sinh vật học phân tử Thomas Preiss của ĐH Quốc gia Úc - người có liên quan tới nghiên cứu mang tính đột phá - Ảnh: Graham Tidy |
"Đây là những tế bào rất có ích, bởi bạn có thể ứng dụng chúng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của y học", nhà sinh vật học phân tử Thomas Preiss thuộc ĐH Quốc gia Úc nói với báo giới.
Ông cho biết hơn 50 nhà nghiên cứu đến từ Úc, Canada, Hà Lan và Hàn Quốc đã tham gia nghiên cứu có tên gọi "Project Grandiose" và đã phát hiện ra tế bào gốc đa năng mà họ đặt tên là F-class.
Chúng được coi là một nguyên mẫu tiềm năng cho việc sản xuất hàng loạt các tế bào gốc dùng để điều trị một loạt các loại bệnh và thương tật, đặc biệt là bệnh Parkinson's, Alzheimer's, mù lòa, đột quỵ và chấn thương tủy sống.
Theo các nhà nghiên cứu, trên cơ sở phát hiện này, họ có thể dùng tế bào của chính bệnh nhân, biến chúng thành các mô và cơ quan phục vụ cho việc cấy ghép giúp họ điều trị bệnh.
khoahoc.tv