Hỏi: Có phải vùng khí áp thấp nhất ở trung tâm bão gây ra nước dâng do bão hay không?
Trả lời: Không hoàn toàn là như vậy. Nhiều người cho rằng khoảng không ở trung tâm bão (mắt bão) làm cho nước biển dâng lên, vì vậy gây ra những đợt nước dâng do bão tàn phá khi chúng đổ bộ. Tuy nhiên, tác động này cũng có thể xảy ra, nhưng độ cao nước dâng rất thấp. Độ cao nước dâng do tâm xoáy thuận nhiệt đới có khí áp trung tâm là 90mb gây nên chỉ khoảng 1m, trong khi đó tổng độ cao nước dâng do bão có thể lên tới 6-10m hoặc hơn nữa. Phần lớn (85%) các đợt nước dâng do bão là do gió đẩy nước mặt đại dương về phía trước của một cơn bão (ở phía bên phải quỹ đạo của nó đối với Bắc Bán cầu và ở phía bên trái quỹ đạo đối với Nam Bán cầu).
Gradien khí áp (tính từ trung tâm xoáy thuận nhiệt đới đến rìa ngoài mây bão) quyết định sức gió, khí áp trung tâm xác định một cách gián tiếp độ cao của nước dâng do bão. Cũng lưu ý rằng độ cao mỗi đợt nước dâng do bão còn phụ thuộc vào địa hình bờ biển, góp hợp với bờ biển khi bão đổ bộ, tốc độ di chuyển của xoáy thuận nhiệt đới cũng như sức gió./.
(Theo tài liệu “100 câu hỏi đáp về các hiện tượng
khí tượng thủy văn” - Bộ Tài nguyên và Môi trường)