Ngày 15-12 (theo giờ New York) Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp định kỳ về tình hình Nam Sudan và hoạt động của Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại nước này (UNMISS). Các báo cáo viên ghi nhận tình hình Nam Sudan trong năm nay có một số tiến triển, trong đó Thỏa thuận ngừng bắn dài hạn tiếp tục được cơ bản tuân thủ và Nghị viện chuyển tiếp sẽ xem xét thông qua dự thảo Hiến pháp mới để tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bầu cử dự kiến vào năm 2023. Đại sứ Phạm Hải Anh mong muốn Chính phủ Nam Sudan sẽ thúc đẩy bảo vệ thường dân và nâng cao sinh kế của người dân, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Nam Sudan. Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ, đóng góp vào hoạt động của UNMISS cũng như thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong Phái bộ. Các nước đã đánh giá cao Việt Nam về những đóng góp quan trọng trong 2 năm qua.
Lãnh đạo Pháp, Đức hối thúc nối lại đàm phán với Nga
Ngày 15-12, các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đã kêu gọi khôi phục các cuộc đàm phán với Nga. Tổng thống Zelensky đưa ra tuyên bố trên tại cuộc gặp với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz diễn ra bên lề một hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, Bỉ. Cuộc gặp này đã tập trung vào việc tìm cách khôi phục đàm phán với Nga nhằm giải quyết vấn đề Ukraine. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Pháp và Đức cũng kêu gọi khôi phục các cuộc đàm phán với Nga. Các nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định cam kết với định dạng đàm phán này để có thể tìm ra một giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, đồng thời duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
WHO tin tưởng đại dịch COVID-19 có thể kết thúc trong năm sau
Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - bà Maria Van Kerkhove - cho rằng thế giới có đủ công cụ để chiến thắng hoàn toàn đại dịch COVID-19 trong năm 2022. Trong bản cập nhật dịch tễ học hàng tuần, ngày 15-12, WHO cho biết bằng chứng ban đầu cho thấy các loại vắc-xin hiện nay có thể kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa biến thể Omicron và biến thể này cũng có nguy cơ gây tái nhiễm cao hơn. Vì vậy, WHO đánh giá rủi ro tổng thể từ biến thể mới Omicron “vẫn còn rất cao”. Tuy nhiên, WHO cho rằng cần thêm dữ liệu để đánh giá rõ hơn về mức độ biến thể Omicron có thể lẩn tránh hệ miễn dịch của người đã tiêm vắc-xin hay từng nhiễm virus. WHO hối thúc các nước cần nhanh chóng có hành động để hạn chế sự lây lan, bảo vệ hệ thống y tế, tránh tâm lý chủ quan./.
PV