Các chuyên gia đánh giá việc Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định Vũ khí Tên lửa Tầm trung (INF) dường như không chỉ là gửi thông điệp đến Nga mà còn cả tới Trung Quốc.
Ngày 20-10, Tổng thống Trăm tuyên bố ông có ý định rời INF bởi Nga không tôn trọng hiệp ước được ký năm 1986 bởi Tổng thống Mỹ khi đó Rô-nan Rê-a-gân và nhà lãnh đạo Liên Xô Mi-khai Goóc-ba-chốp.
Tổng thống Trăm tuyên bố trừ khi Nga và Trung Quốc chịu dừng lại nếu không Mỹ sẽ duy trì phát triển vũ khí.
![]() |
Nhiều chuyên gia lo sợ Mỹ rút khỏi INF sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí. Ảnh: SCMP |
Trung Quốc không hề ký INF nên có khả năng tự do phát triển tên lửa đạn đạo. Do đó, dòng tên lửa DF và HN của Trung Quốc đạt phạm vi hoạt động lên tới 15 nghìn km, đưa Mỹ nằm trong tầm mục tiêu.
Ông Liu Uây-đông tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng động thái của Tổng thống Trăm sẽ tạo thêm điều kiện để quân đội Mỹ có thêm tự do phát triển vũ khí hạt nhân và vũ khí thường. Tờ The New York Times ngày 20-10 đưa tin nếu rút khỏi INF, Mỹ sẽ có khả năng triển khai tên lửa hành trình Tô-ma-hốc phóng từ mặt đất.
Nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang (Xinh-ga-po) Cô-lin Kôn đánh giá rằng quyết định của Tổng thống Trăm khiến Nga và Trung Quốc tăng tốc chương trình phát triển vũ khí.
Ngân hàng Thương mại Đài Loan dừng cơ chế thanh toán với I-ran
Roi-tơ dẫn lời một quan chức ngân hàng cấp cao ngày 22-10 cho biết Ngân hàng Thương mại quốc tế Mega của Đài Loan sẽ ngay lập tức dừng cơ chế thanh toán giữa Đài Loan và I-ran nhằm phản ứng với các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt với nước Cộng hòa Hồi giáo.
Hồi tháng 8, một số nguồn thạo tin tiết lộ ngân hàng trên đã lên kế hoạch dừng cơ chế thanh toán giữa hòn đảo tự trị này và Tê-hê-ran sau tháng 11./.
Theo baotintuc.vn