Theo hãng thông tấn Yonhap ngày 22-10, tuyên bố trên được Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choi Son-hui đưa ra trong phiên họp tại một diễn đàn quốc tế về giải trừ hạt nhân được tổ chức ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Nga. Bà Choi Son-hui cáo buộc cuộc khủng hoảng hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên là do chính sách thù địch của Mỹ đối với Bình Nhưỡng, đồng thời khẳng định nước này sẽ không trở lại bất cứ các cuộc đàm phán đa phương nào, trong đó có các cuộc đàm phán 6 bên, cho đến khi nước này giải quyết các vấn đề với Mỹ. Quan chức Triều Tiên này đồng thời tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân nếu Mỹ không từ bỏ chính sách thù địch đối với Triều Tiên.
![]() |
Hình ảnh quân nhân trong 1 áp phích truyên truyền của Triều Tiên. Ảnh: Sputnik. |
Trong những tháng gần đây, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên luôn gia tăng tiếp theo những phát biểu mạng mẽ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Dâng-un và Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 vào ngày 3-9, cũng như một loạt vụ thử tên lửa trong thời gian qua nhằm đáp lại việc Mỹ cùng Hàn Quốc tiến hành các cuộc tập trận chung. Mới đây nhất, Ngoại trưởng Mỹ Rếch Ti-lơ-sơn ngày 15-10 cho biết Tổng thống Trăm đã lệnh cho ông phải tiếp tục theo đuổi nỗ lực ngoại giao nhằm làm giảm căng thẳng leo thang với Triều Tiên.
Hai khu vực ở I-ta-li-a trưng cầu ý dân đòi quyền tự trị
Người dân 2 khu vực Lôm-bát-đi và Vê-nê-tô, miền Bắc I-ta-li-a, ngày 22-10 đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về việc đòi quyền tự trị cho 2 vùng này.
Sự kiện này đã nhận được sự chú ý hơn trong bối cảnh vùng Ca-ta-lô-ni-a cũng đang đòi tách khỏi Tây Ban Nha, gây ra sự phản đối tại châu Âu.
Hai cuộc trưng cầu ý dân mang tính chất tham khảo này chỉ là sự khởi đầu của một tiến trình có thể đòi quyền tự trị từ chính quyền Trung ương Rô-ma. Cả 2 khu vực Lôm-bát-đi và Vê-nê-tô đều muốn giành được sự ủng hộ của người dân về đòi quyền tự trị nhưng số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả.
Tại Vê-nê-tô, phải có hơn 50% số cử tri đi bỏ phiếu thì kết quả mới được coi là hợp lệ. Trong khi đó, tại Lôm-bát-đi không quy định số lượng người đi bỏ phiếu, song tỷ lệ tham gia của cử tri thấp sẽ làm cho vùng này yếu thế trong bất kỳ cuộc đàm phán nào sau này với Chính phủ I-ta-li-a.
Giới quan sát cho rằng việc 2 khu vực ở I-ta-li-a tiến hành trưng cầu ý dân là do ảnh hưởng của sự kiện Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và cuộc khủng hoảng hiện nay tại Tây Ban Nha khi vùng tự trị Ca-ta-lô-ni-a cũng đang đòi độc lập. Động thái của chính quyền vùng Lôm-bát-đi và Vê-nê-tô có thể gây “hiệu ứng đô-mi-nô” trong ngắn hạn. Một cuộc bỏ phiếu đòi quyền tự trị tương tự cũng đang được chính quyền Li-gu-ri-a và Ê-mi-li-a Rô-ma-na cân nhắc tiến hành./.
Theo SGGP