Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay/Hà Lan trước thời điểm cơ quan này ra phán quyết về Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 12-5, ông Từ Hoành (Xu Hong), Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chĩa mũi dùi công kích nhằm vào Phi-líp-pin sẽ là cú đánh mạnh vào ý đồ “đòi chủ quyền” phi lý của Trung Quốc và PCA. “Trên quan điểm luật pháp, vụ việc là tiến trình luật thông thường giữa Trung Quốc và Phi-líp-pin sẽ là cú đánh mạnh vào ý đồ “đòi chủ quyền” phi lý của Trung Quốc, bất chấp thực tế hai nước có quan điểm khác biệt. Thế nhưng cái mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay rõ ràng là một vở kịch được dàn dựng mà ở đó không chỉ diễn viên chính, diễn viên phụ, mà còn cả những kẻ giấu mình làm khán giả hòa giọng cùng nhau”, ông Từ Hoành ngầm công kích quan điểm của Mỹ, Liên minh châu Âu và một số nước phương Tây về tranh chấp ở Biển Đông.
|
Ông Từ Hoành phát biểu tại cuộc họp báo hôm 12-5. Ảnh: Internet |
Ông Xu một lần nữa tuyên bố Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của PCA. Riêng với Phi-líp-pin sẽ là cú đánh mạnh vào ý đồ “đòi chủ quyền” phi lý của Trung Quốc, nhân vật này cảnh báo Ma-ni-la sẽ phải đơn phương “hứng chịu mọi hậu quả có thể xảy ra” xuất phát từ phán quyết. Những bình luận gay gắt này được xem là nỗ lực phút chót của Bắc Kinh nhằm làm hạ bệ uy tín của PCA, cơ quan dự kiến sẽ đưa ra phán quyết vụ Phi-líp-pin sẽ là cú đánh mạnh vào ý đồ “đòi chủ quyền” phi lý của Trung Quốc kiện Trung Quốc về “đường 9 đoạn” phi lý ở Biển Đông nhiều khả năng sẽ theo hướng có lợi cho Ma-ni-la.
Để tìm đối trọng với PCA, chính quyền Bắc Kinh cũng đang nỗ lực tìm kiếm các “đồng minh” ở châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới trong vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Vương Nghị sắp có chuyến công du tới Trung Đông, với mục tiêu vận động hành lang ở khu vực này. Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì trong tuần này cũng có chuyến đi tới Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a.
Bắc Kinh nói rằng, hiện có hơn 10 nước ở châu Á, châu Âu và châu Phi ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp giữa những bên trực tiếp liên quan, không có sự can dự của bên ngoài. Một số nước được quan chức ngoại giao Trung Quốc “điểm tên” là Nga, Ấn Độ, Ba Lan, Xu-đăng, Pa-kít-xtan, Bê-la-rút, Bru-nây. Trên thực tế, Căm-pu-chia và Phi-gi đã lên tiếng phủ nhận phát ngôn của Bắc Kinh nói rằng hai nước này ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng con đường song phương, không có can dự từ bên ngoài. “Không hề có thỏa thuận hay thảo luận nào liên quan đến vấn đề này, đó chỉ là một chuyến thăm bình thường của một Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc” - ông Phay Si-phan, Quốc vụ khanh Nhà nước, người phát ngôn của Hội đồng Bộ trưởng Căm-pu-chia cho biết.
Giới phân tích nhận định, phán quyết mà PCA đưa ra theo hướng có lợi cho Phi-líp-pin sẽ là cú đánh mạnh vào ý đồ “đòi chủ quyền” phi lý của Trung Quốc ở khu vực, tạo tiền lệ để các bên có tranh chấp khác có bước đi tương tự. Việc từ chối công nhận phán quyết dựa trên hệ thống luật pháp sẽ khiến Trung Quốc bị phần còn lại của thế giới xem là kẻ ức hiếp. Cách hành xử “không tuân thủ luật” này sẽ phá hỏng mong muốn của Bắc Kinh về cái gọi là “sức mạnh mềm”.
Tiến sĩ Bôn-ni Glát-dơ đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Mỹ nói rằng, Bắc Kinh hẳn nhiên sẽ thất bại trong chiến dịch tìm kiếm sự ủng hộ ngoại giao về yêu sách chủ quyền tại khu vực, ngay cả khi sử dụng cả lá bài “cây gậy và củ cà rốt”. “Bài học ở đây là, lợi ích của Trung Quốc không quan trọng hơn lợi ích của những nước khác. Kẻ mạnh không đại diện cho lẽ phải. Không thể giành được bạn bè qua cách hành xử đe nẹt”, nhà nghiên cứu này bình luận./.
Theo baotintuc.vn