Theo báo cáo mới đây của Liên hợp quốc (LHQ), Ấn Độ sẽ “vượt mặt” Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Tại thời điểm năm 2028, dân số cả hai nước sẽ đạt khoảng 1, 45 tỷ người. Tuy nhiên sau đỏ, dân số Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng cho đến tận giữa thế kỷ 21, trong khi dân số Trung Quốc từ từ giảm.
![]() |
Báo cáo cũng cho hay, dân số toàn cầu sẽ đạt mốc 9, 6 tỷ người vào năm 2050. Mức tăng này nhanh hơn so với dự báo trước đây bởi căn cứ chủ yếu trên các số liệu mới nhất về khả năng sinh sản ở một số nước với tỷ lệ sinh cao, ông Wu Hongbo, Tổng thư ký về các vấn đề kinh tế và xã hội của LHQ cho biết.
ông Wu Hongbo nhấn mạnh, báo cáo LHQ cho thấy, dân số tại một số nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Phi như: Ni-giê-ri-a, Ê-ti-ô-pi-a, U-gan-đa, Ni-giê vẫn đang phát triển nhanh chóng. Đáng nói là dân số tại 49 quốc gia kém phát triển nhất thế giới sẽ tăng gấp đôi, nghĩa là từ khoảng 900 triệu người vào năm 2013 lên 1, 8 tỷ người vào năm 2050. Trong số đỏ, Ni-giê-ri-a sẽ là quốc gia có tỷ lệ gia tăng dân số nhiều nhất thế giới, từ 184 triệu người vào năm 2013 lên 914 triệu người vào năm 2100. Quốc gia này được dự đoán sẽ vượt qua Mỹ và có thể cạnh tranh với Trung Quốc. Ngược lại, ở các nước đã phát triển, dân số sẽ không có nhiều chuyển biến lớn. Riêng Trung Quốc, Ấn Độ và Bra -xin và các quốc gia lớn đang phát triển, tỷ lệ sinh con trung bình của mỗi phụ nữ còn tụt giảm nhanh chóng.
Theo BBC, dự đoán xu hướng dân số được LHQ công bố hai năm một lần, trong một tuyển tập báo cáo nhiều kỳ mang tên “Triển vọng Dân số Thế giới”, các nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu của 233 quốc gia và khu vực để soạn thảo bản báo cáo mới nhất này.
Theo qdnd.vn