Ðây được coi là dấu hiệu tích cực của nền kinh tế EU trong bối cảnh khu vực này đang đối phó cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng. Các con số thống kê cho thấy, trong bảy tháng đầu năm nay, các nước EU đạt xuất siêu thương mại lớn nhất lần lượt là Ðức, Hà Lan và Ai-len, còn các nước nhập siêu lớn nhất là Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
![]() |
* Theo Roi-tơ, ngày 16-10, cuộc gặp giữa Thủ tướng Hy Lạp A.Xa-ma-rát và lãnh đạo hai đảng trong chính phủ liên minh, thảo luận việc thực hiện các biện pháp khắc khổ mới để A-ten nhận được khoản giải ngân tiếp theo trị giá 31,5 tỷ ơ-rô trong gói cứu trợ thứ hai của quốc tế, đã kết thúc mà không đạt kết quả. Trong khi đó, cuộc đàm phán giữa Chính phủ Hy Lạp với đại diện nhóm "bộ ba" chủ nợ (gồm EU, Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB), kéo dài hơn một tháng nay, cũng lâm vào bế tắc. Hai bên hiện còn chưa nhất trí về các biện pháp cải cách khắc nghiệt trên thị trường lao động. Dự kiến, các cuộc thảo luận mới giữa giới chức Hy Lạp và nhóm "bộ ba" chủ nợ sẽ được nối lại sau Hội nghị cấp cao EU diễn ra tại Brúc-xen (Bỉ) vào ngày 18-10.
* Cùng ngày, Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moodyếs thông báo giữ nguyên mức xếp hạng Baa3 đối với tình trạng nợ công của Tây Ban Nha, trên một bậc so mức vỡ nợ. Moodyếs cũng đưa ra triển vọng tiêu cực và giữ nguyên cảnh báo hạ bậc tín nhiệm đối với Tây Ban Nha nếu các điều kiện tài chính tiếp tục xấu đi.
Theo nhandan.com.vn