Cuộc chiến chống nước Nga là con đường đi tới địa ngục

08:06, 25/06/2012

Trong dịp kỷ niệm tuần lễ mở đầu Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức của Liên bang Xô viết và trong bối cảnh nước Nga đang có những thay đổi trong chính sách đối ngoại, báo Pravda.ru đăng bài viết nói về sự kiện lịch sử này, về tinh thần chống ngoại xâm của người Nga trong chiều dài lịch sử.

Triển khai hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ đang vấp phải phản đối mạnh mẽ của Nga
Triển khai hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ đang vấp phải phản đối mạnh mẽ của Nga

Ngày 22-6 hàng năm, nước Nga tưởng nhớ mùa hè năm 1941, ngày Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bắt đầu.

Nước Nga cũng còn có Một cuộc chiến tranh Yêu nước khác, mà kỷ niệm 200 năm cuộc chiến tranh đó cũng được người Nga tiến hành trong năm nay.

Hầu như là trùng thời điểm khi Napoleon vượt biên giới nước Nga và đe dọa tàn phá hủy diệt đất nước này. Napoleon và Hitler đã phải chịu đựng một thời gian cực kỳ khó khăn khi đã dám tấn công nước Nga.

Nhiều người sẽ còn thấy những điểm trùng hợp kỳ lạ thú vị
Napoleon sinh năm 1760- Hitler sinh năm 1889 - cách biệt 129 năm.
Napoleon lên cầm quyền năm 1804- Hitler lên nắm quyền năm 1933- cách nhau 129 năm.
Napoleon tiến quân vào Vienna năm 1812- Hitler xâm chiếm Vienna năm 1941 cách nhau 129 năm.
Napoleon bại trận năm 18160- Hitler bại trận năm 1945, cũng cách nhau 129 năm.

Những thông tin này dường như là rất kỳ lạ.

Những thông tin này có thể tìm thấy trong những năm thời kỳ Xô viết. Tuy nhiên, người ta có thể kiểm tra sách giáo khoa lịch sử và Từ điển bách khoa thư để có thể có so sánh đối chiếu. Thậm chí, giờ đây, còn có thể tìm kiếm trên mạng.

Song hãy thử phân tích: Napoleon và Hitler đều lên nắm quyền khi đã 44 tuổi. Cả hai đều xâm lăng nước Nga khi 52 tuổi. Cả Hoàng đế Pháp và Trùm phát xít đều bại trận khi ở tuổi 56.

Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra điểm tương đồng về nguồn gốc của Napoleon và Hitler. Rõ ràng rằng có nhiều điểm khác biệt hơn là sự tương đồng. Chỉ duy nhất một tương đồng chính yếu trong cuộc sống của họ -cả hai đều xâm lăng nước Nga và đều phải trả giá vì điều đó.

”Nền hòa bình mà chúng ta sẽ ký kết sẽ đặt dấu chấm hết cho ảnh hưởng mang tính thảm họa của nước Nga ở châu Âu suốt 50 năm qua. Ta đang tới nước Nga và ta sẽ kết liễu tất cả trong vòng một hoặc hai trận đánh. Alexander Đại để sẽ phải quỳ gối cầu xin hòa bình. Ta sẽ thiêu rụi Tula và giải giáp nước Nga”- Napoleon đã từng tuyên bố như vậy

Adof Hitler thì lớn tiếng: “Tại nơi mà mọi thứ đã kết thúc sáu trăm năm trước thì chúng ta sẽ tiếp tục công việc. Chúng ta phải chấm dứt quá trình Đức hóa vô tận vốn hướng về phần phía Nam và phía Tây của Châu Âu để chuyển hướng sang vùng đất phía Đông. Cuối cùng, chúng ta sẽ hoàn thành một thứ chính trị kinh tế và chính trị thuộc địa của thời kỳ tiền chiến tranh để tiến lên một thứ chính trị lãnh thổ của tương lai. Nhưng trong bối cảnh châu Âu ngày nay, khi nói về miền đất mới thì chúng ta có thể chỉ nghĩ về nước Nga với các nước cộng hòa liền kề biên giới và phụ cận của nó. Các lực lượng vũ trang Đức phải được chuẩn bị để phá hủy nước Nga trong một chiến dịch chớp nhoáng trước khi cuộc chiến chống lại Anh đi tới hồi kết” - Hitler đã viết trong chỉ dẫn cho Chiến dịch hành quân Barbadossa như vậy.

Adof Hitler đã không nghe những cộng sự của mình và cũng không thèm nghe người sáng lập ra Đế chế Wehrmacht- Otto von Bismarck.

Bismarck từng viết: “Thậm chí một kết quả hứa hẹn từ chiến tranh cũng sẽ không bao giờ dẫn tới sự phân ly của các lực lượng vũ trang chính yếu của nước Nga - lực lượng dựa vào hàng triệu người Nga yêu nước…Sau đó, thậm chí nếu họ có bị chia cắt như là kết quả của các hiệp ước quốc tế, thì họ cũng sẽ nhanh chóng liên kết lại với nhau. Nước Nga không thể tàn phá, vốn mạnh vì khí hậu, vì các vùng lãnh thổ, vì sự giản dị hồn nhiên của nó cũng giống như nhu cầu phải bảo vệ biên giới quốc gia của nó một cách tự nhiên. Thậm chí đất nước này kể cả sau khi bị tàn phá hoàn toàn vẫn sẽ biến chuyển để trở thành một đối thủ tràn trề những nỗ lực phục hận”

Những điều trên được viết ra hơn 50 năm trước khi xảy ra chiến dịch Barbadossa. Nhưng cả Hitler và Napoleon đều không học được ra bài học quá khứ. Napoleon không lắng nghe các tướng lĩnh và các bộ trưởng của mình từng khuyên ông ta nên đoạn tuyệt với tham vọng chinh phạt nước Nga, rằng “Cuộc chiến chống lại nước Nga là con đường dẫn tới âm phủ”.

Có nhiều lý do giải thích thất bại của quân đội Pháp và Đế chế Đức hùng mạnh khi xâm chiếm lãnh thổ Nga

“Mỗi quốc gia khác nhau đưa ra những thí dụ khác nhau về hình mẫu con người lý tưởng. Với người Trung Quốc- đó là người thông tuệ từng trải, với người Hindu đó là kẻ tu hành khổ hạnh; với Người La Mã đó là bậc quân vương; với người Anh và Tây Ban Nha, đó là người quý tộc.”

“Còn với người Nga, đó là hình mẫu người lính.”

Đó là điều nhà thơ Đức Walter Schubart đã viết trong tác phẩm của ông : “Châu Âu và tâm hồn phương Đông” .

Theo nhandan.com.vn

 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com