The King’s Speech - bộ phim giành tới 7 đề cử. (Nguồn: Internet) |
Nhiều hy vọng bỗng trở thành thất vọng. Nhiều “bình thường” bỗng có cơ hội được tôn vinh. Bản đề cử giải thưởng Quả cầu Vàng lần thứ 68 dẫn người hâm mộ môn nghệ thuật thứ bảy từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
The King’s Speech (tạm dịch: Bài diễn văn của hoàng đế) đã có một đêm đáng nhớ khi vươn lên dẫn đầu trong đêm công bố đề cử giải Quả cầu Vàng 2011. The King’s Speech đã nhận được 7 đề cử từ Hiệp hội báo chí nước ngoài Hollywood - tổ chức đứng sau giải thưởng Quả cầu Vàng. Trong đó, có đề cử giải quan trọng nhất là hạng mục Phim chính kịch/tâm lý xuất sắc nhất. Tôm Hốp-pơ đạo diễn của phim cũng nhận được đề cử Đạo diễn xuất sắc nhất. Các diễn viên Cô-lin Phớt, Hê-lê-na Ca-tơ và Gióp-phrây Ru-sơ cũng sở hữu đề cử riêng tại Quả cầu vàng 2011.
Các đề cử cho hạng mục Phim chính kịch/tâm lý xuất sắc nhất còn có Black Swan (tạm dịch: Thiên nga đen), The Fighter (tạm dịch: Đấu sĩ), Inception (tạm dịch: Khởi nguồn) và Social Network (tạm dịch: Mạng xã hội). Cả 5 phim được đề cử tại hạng mục này đều đang tràn trề hy vọng tại giải Oscar năm 2011.
Mặc dù không đạt được doanh thu như mong muốn trong tuần đầu công chiếu nhưng thật bất ngờ, The Tourist (tạm dịch: Du khách) vẫn giành được 3 đề cử quan trọng nhất của Quả cầu vàng 2011. Danh sách đề cử này đã gây bất ngờ lớn cho cả đạo diễn Phlo-ri-an Hen-ken von Đôn-nơ-xmác hai diễn viên chính Giôn-ni Đíp cùng An-giê-li-na Giô-li. Sự kết hợp giữa hai diễn viên hàng đầu Hollywood trong một bộ phim có thể thu hút sự chú ý của báo giới và công chúng. Tuy vậy, việc The Tourist được đề cử phim hay nhất lại khiến nhiều người thắc mắc. Tính nghệ thuật trong phim không cao và ngay cả về doanh thu cũng không thành công như dự kiến.
Phim Social Network được đề cử cho hạng mục Phim chính kịch/tâm lý xuất sắc nhất. (Nguồn: Internet) |
Cũng ở hạng mục phim kịch/hài, ngoài tài tử Giôn-ni Đíp còn là cuộc đọ tài của 3 tên tuổi khác là Pôn Gia-ma-ti trong Barney’s Version (tạm dịch: Phiên bản Ba-ni), Giếch Gin-len-han trong Love and Other Drugs (tạm dịch: Ma dược tình yêu) và Kê-vin Xpây-xi trong Casino Jack (tạm dịch: Sòng bài Giắc).
2010 có vẻ là một năm vắng bóng những bộ phim hài đáng nhớ. Vì vậy, sẽ thật đáng quý nếu xuất hiện bất cứ một diễn xuất độc đáo nào. Tuy nhiên, việc nữ diễn viên trẻ Em-ma Xtôn có tên trong danh sách đề cử nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, và sẽ cạnh tranh với các đàn chị đình đám như An Ha-tha-uây, An-nét Bê-ning, Giu-li-an Mo, An-giê-li-na Giô-li là điều vô cùng bất ngờ cho dù vai diễn của cô cũng nhận được phản hồi tốt.
Hạng mục Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho thể loại chính kịch/tâm lý là cuộc đua gay cấn giữa Mai-cơn Uy-li-am của Blue Valentine (tạm dịch: Lễ tình nhân xanh), Han-lê Bơ-ri với Frankie and Alice (tạm dịch: Phran-ki và A-lít), Ni-côn Kít-man trong Rabbit Hole (tạm dịch: Hang thỏ) và Gien-ni-phơ Lau-ren với Winter’s Bone (tạm dịch: Mùa đông của Bôn).
Tại hạng mục truyền hình, xê-ri âm nhạc Glee (tạm dịch: Niềm hân hoan), Modern Family (tạm dịch: Gia đình hiện đại) và The Good Wife (tạm dịch: Người vợ đảm đang) giành được nhiều đề cử nhất. Trong đó, Glee dẫn đầu với giải Phim hài/ca nhạc xuất sắc nhất, Nam diễn viên xuất sắc nhất cho Mát-thiu Mô-ri-sơn, Nữ diễn viên xuất sắc nhất cho Li Mai-cơn. Quán quân Emmy Modern Family giành đề cử Phim hài/ca nhạc xuất sắc nhất và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Xô-phi-a Vơ-ga-ra.
Quả cầu Vàng là giải thưởng nền quan trọng cho giải Oscar cao quý. Lễ trao giải Quả cầu Vàng diễn ra tại Lốt An-giơ-lét, Mỹ, ngày 16-1-2011.