VĐV bộ môn bóng bàn Trường Nghiệp vụ TDTT tỉnh trong giờ tập luyện. |
Thể thao phong trào không có sự phát triển đã kéo theo thể thao thành tích cao phát triển chậm. Hiện tại, việc đào tạo VĐV chuyên nghiệp vẫn được bộ môn bóng bàn Trường nghiệp vụ TDTT Nam Định duy trì huấn luyện các VĐV từ 9 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, số lượng VĐV ít và không có nhiều VĐV xác định theo đuổi sự nghiệp ở bộ môn thể thao này vì chế độ, lương, phụ cấp thấp. Mặt khác, do ít được tạo điều kiện thi đấu, cọ sát hay tập huấn trong và ngoài nước để tích lũy kinh nghiệm nên số VĐV của bộ môn hàng năm ít dần. Nếu năm 2005, bóng bàn Nam Định đã vượt qua nhiều đối thủ mạnh như đoàn Hải Dương, Hà Nội…đạt HCV đồng đội nam tại giải vô địch bóng bàn thiếu niên, nhi đồng toàn quốc thì tại giải năm 2009 chỉ có 2 HCĐ đồng đội nữ và đơn nam thiếu niên. Để nâng cao thành tích cho VĐV, tổ bộ môn cũng đã liên hệ, giới thiệu các em đến tập luyện, thi đấu cọ sát ở một số cơ quan, đơn vị có phong trào bóng bàn mạnh như Công an tỉnh, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh… nhưng chỉ là giải pháp tình thế.
Trước thực trạng trên thời gian tới, ngành TDTT cần xây dựng kế hoạch khôi phục phong trào bóng bàn trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học; khuyến khích, tạo điều kiện thành lập các CLB, các điểm vệ tinh cung cấp VĐV cho bộ môn bóng bàn. Ngành cũng cần quan tâm, tạo điều kiện về chế độ đãi ngộ, cơ sở vật chất tập luyện cho bộ môn bóng bàn của Trường nghiệp vụ TDTT, coi đây là một môn mũi nhọn nâng cao thể thao thành tích cao của tỉnh. Bên cạnh đó, Liên đoàn Bóng bàn tỉnh cần được kiện toàn để hoạt động hiệu quả, phối hợp, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của các doanh nghiệp, đơn vị tài trợ tổ chức nhiều hơn nữa các giải thi đấu từ cơ sở đến tỉnh để tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các cơ quan, đơn vị, kích thích sự phát triển phong trào, đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao đa dạng của nhân dân./.
Bài và ảnh: Đức Thiện