Tôi hoàn toàn đồng ý với một nhà thơ khi cho rằng: Thơ hay là thơ giản dị và ám ảnh. Theo quan niệm đó, muốn lay động tâm hồn người đọc thì bài thơ phải thật như lòng người, thật như cuộc đời. Và theo tôi, bài thơ Nói một mình của nhà thơ, nhà giáo Trịnh Bích Ba là một bài thơ hay như thế!
Bài thơ nhỏ nhắn, xinh xắn như hạnh phúc, như cái đích hằng ngày của một nhà giáo. Đó là những lời tâm sự rất đỗi chân thành với ngôn từ hết sức giản dị:
Nói một mình Ngày hôm nay đã đong gạo xong rồi
Trịnh Bích Ba
(Trích trong Tuyển tập Thơ Thầy giáo và nhà trường) |
Những câu thơ không có chút gì là dấu hiệu của sự tìm tòi ý tưởng cao siêu hay cách tân nghệ thuật độc đáo trên đây có nhiệm vụ “điểm danh” những công việc hằng ngày rất thông thường, gần gũi và giản dị của nhà giáo chúng ta: đong gạo, đóng sách vở, đi dạy, đi họp... Lời kể tự hào và rành mạch về “thời khoá biểu” của một giáo viên. Cho dù cuộc sống còn không ít khó khăn nhưng với tâm thế bình tĩnh và chủ động, luôn vững tin và gắn bó với nghề nghiệp, cô giáo trong bài thơ đã sắp xếp hợp lý và thực hiện một cách “nhẹ nhàng”, “gọn gàng” những công việc trong “lịch công tác” của mình.
Giá trị của bài thơ tự sự này được thể hiện trong tứ thơ bật lên ở hai câu cuối. Cuộc sống cần có những ước mơ, cần hướng đến những cái đích. Nhưng để thực sự hạnh phúc, để cuộc sống đừng nặng nề thì chúng ta hãy đặt những cái đích ngăn ngắn, hãy ước mơ những điều giản dị, gần gũi với cuộc sống và vừa sức với mình. Và ở trong bài thơ này, hạnh phúc của nhà giáo chỉ đơn giản là: đong gạo, đóng sách vở, đi dạy, đi họp... Hiện lên từ những câu chữ có vẻ thô mộc ấy là tấm lòng, tình yêu nghề và bản lĩnh của một nhà giáo. Thật đáng quý và trân trọng biết bao!
Bài thơ giản dị như cuộc sống của nhà giáo, không “văn chương” gì cả nhưng lại rất văn chương bởi nó rất đời, rất thật. Mặc dù có nhan đề Nói một mình nhưng bài thơ lại là tiếng nói tri âm nhỏ nhẹ, khiến người đọc phải động lòng. Cần luôn vững tin vào bản thân mình, vào nghề nghiệp cho dù phải chịu những tác động nhiều chiều của cuộc sống hôm nay! Đó chính là thông điệp mà nhà giáo Trịnh Bích Ba muốn nhắn gửi đến mỗi nhà giáo chúng ta...
Trần Văn Lợi