Còn nhớ, những ngày cuối năm 2009, lần đầu tiên tại Việt Nam ta, một festival giành riêng cho lúa gạo được tổ chức tại vựa lúa Miền Tây Nam Bộ. Qua tivi và các phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết festival được tổ chức rất hoành tráng và thu hút rất đông người tham dự. Dĩ nhiên đó là điều đáng mừng. Nhưng ngay từ lúc festival chưa diễn ra, để trả lời thắc mắc của một nhà báo, rằng tại sao ở một đất nước được gọi là thuộc “nền văn minh lúa nước” như chúng ta, mà cho đến tận bây giờ mới có một việc làm như thế, thì một vị trong Ban Tổ chức festival đã trả lời nhẹ nhàng: Thì lâu nay có thấy ai nói chuyện tôn vinh cây lúa, hạt gạo bao giờ đâu!
Không biết câu nói xanh rờn ấy có khiến ai đó giật mình mà nghĩ tới những cái gọi là nghịch lý trên cõi đời này không? Nhưng, thật may mắn thay, nếu có ai đó ít phải ân hận nhất trong chuyện này, thì đấy chính là những người làm thơ chúng tôi, hữu danh cũng như vô danh. Đó trước hết là mấy câu như chắt ra từ nước mắt của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này từ bao đời bao kiếp:
Mấy câu ca dao tôi thuộc từ thuở bé này đã có người phát hiện là gần như trùng khít với một bài thơ Đường nổi tiếng - nhưng bất chấp điều đó, tôi vẫn nghĩ rằng đây là sự trùng hợp tình cờ của hai trái tim đa cảm, một thi sĩ hữu danh Trung Quốc cổ điển và một thi sĩ vô danh Việt Nam không tuổi. Bởi vì, những câu thơ nhuần nhuyễn đến như vậy không thể là thơ dịch. Bao nhiêu tình yêu, bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu xẻ chia và bao nhiêu nhắn nhủ… Đó là thơ, vì đó là máu thịt. Một lời tâm tình thủ thỉ mà như một mũi kim nhỏ bé và sắc nhọn, đủ sức xuyên suốt tâm hồn hàng trăm ngàn thế hệ con người mỗi khi ngồi xuống trước mâm cơm.
Không phải chúng ta đang ăn - chúng ta đang làm nghi lễ tạ ơn Trời Đất và trên hết là tạ ơn Con Người.
Từ nguồn mạch cảm xúc của cha ông, các nhà thơ đời nối đời đã đến nghiêng mình trước hạt lúa - hạt vàng của đất đai.
Cho đến thời hiện đại, đó là hạt lúa của những ngày đánh giặc trong hai câu nôm na của anh chiến sĩ Vệ quốc đoàn chân đất Hoàng Trung Thông thời chống Pháp:
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Đó là cái chân lý mộc mạc không một hạt cơm vô ích ở trên đời mà nhà thơ của thời chống Mỹ Thanh Thảo đã “ngộ” ra trong những ngày “đói quay đói quắt” trong những cánh rừng mùa khô Nam Bộ. Nhưng có lẽ thấm thía nhất phải kể đến bài thơ kiêm bài hát quen thuộc “Hạt gạo làng ta” của thi sĩ nhí Trần Đăng Khoa vào thập niên 60 của thế kỷ 20:
Điều gì, điều gì đã khiến cậu bé lên mười còn chơi bi, đánh đáo nghe ra được những điều tinh vi đến vậy trong một hạt gạo nhỏ nhoi, nhỏ như một hạt mồ hôi? Dường như đó không còn là thơ, mà là hồn thiêng sông núi, hay tâm nguyện của con người muôn thuở đã mượn lời của một cậu bé có cơ duyên Trời phú để nói hộ lòng mình. Hạt gạo ở đây đã lên ngôi tuyệt đỉnh như một linh vật trên đời.
Trong một bài báo in trên tờ “Nông thôn ngày nay”, tôi đã có dịp viết về bài thơ “Người cùng tôi” của nhà thơ Lưu Quang Vũ, nhà thơ trẻ của thời chống Mỹ. Bằng một giọng nồng nàn và đắm đuối rất đặc thù, con người tuổi trẻ tài cao Lưu Quang Vũ đã bày tỏ sự cảm phục và cảm thương vô hạn của mình trước những người nông dân:
Nhìn những con người “làm ra tất cả” ấy như những ân nhân, nhà thơ sâu sắc ấy đã sớm nhận ra những bất công và thiệt thòi vô lý và vô hạn mà người nông dân Việt Nam ngàn đời phải gánh chịu, và người kiên quyết đứng về phía họ:
Quả thực, trước người nông dân và hạt lúa, các thi sĩ luôn đủ tình yêu và tự tin để nói những lời có cánh mà không sợ khoa trương hay sáo rỗng. Tôi rất hiểu những tình cảm to lớn ấy, bởi vì chính tôi, đã một lần vào năm 1983, cái đêm trước của ngày đất nước bước vào Đổi Mới, trong những ngày cả nước xác xơ “chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi”, tôi ngồi trước trang giấy trắng tinh với cái bụng đói tong teo theo nghĩa đen, để thay vì mọi lời ngợi ca chiến thắng ở trên đời, tôi đã giành ngay những dòng đầu tiên của bản trường ca mà tôi đang ấp ủ để tụng ca hạt lúa ở dưới đất. Bài viết đã dài, nhân dịp Xuân mới Tân Mão đang về, tôi cũng xin mượn mấy dòng thiết tha ngày ấy để thay lời kết cho câu chuyện về một trong những tình yêu cao thượng nhất trên đời và cũng là niềm biết ơn nguồn cội nhất của mọi con người trên trái đất này - tình yêu và niềm tri ân hạt lúa:
Xuân Tân Mão
Tuỳ bút mùa xuân của Anh Ngọc