Hỏi: Những quy định chung của Luật An toàn thực phẩm
Trả lời: Luật An toàn thực phẩm quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đảm bảo an toàn thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Chương VIII: Kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
Chương IX: Thông tin, giáo dục, truyền thông và an toàn thực phẩm (từ Điều 56 đến Điều 60).
Chương X: Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Chương XI: Điều khoản thi hành (Điều 71, Điều 72).
Hỏi: Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 3 Luật An toàn thực phẩm, nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm gồm:
1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
3. Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
4. Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
5. Quản lý an toàn thực phẩm phải đảm bảo phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
6. Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.