Ngày 20-10-1930, Đảng ta đã thành lập tổ chức đoàn thể phụ nữ. Trải qua 80 năm xây dựng và trưởng thành, tổ chức Hội Phụ nữ với các tên gọi khác nhau: Hội Phụ nữ giải phóng, Hội Phụ nữ phản đế, Hội Phụ nữ dân chủ, Đoàn Phụ nữ cứu quốc và sau này là Hội LHPN Việt Nam, tổ chức Hội LHPN Việt Nam nói chung, Hội LHPN Nam Định nói riêng đã không ngừng lớn mạnh, vận động cán bộ, hội viên tích cực hưởng ứng các phong trào cách mạng, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần làm nên những chiến công hiển hách trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, cũng như những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hôm nay.
NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ
Qua 80 năm xây dựng và trưởng thành, các cấp Hội, cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh đã được Đảng, Nhà nước trao tặng: - 1 Huân chương Độc lập hạng Ba. - 1 Huân chương Lao động hạng Nhất. - 2 Huân chương Lao động hạng Nhì. - 6 Huân chương Lao động hạng Ba. - 2496 Cờ, Bằng khen của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh. - 1215 bà mẹ được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước: "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng". - 2 chị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, 6 chị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. - 14 chị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, 8 chị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú, 5 chị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú. - 6 chị đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, 90 chị đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. - 7102 cán bộ, hội viên, cán bộ các ngành được tặng Kỷ niệm chương "Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam". |
Các đại biểu dự hội nghị gặp mặt điển hình thực hiện Cuộc vận động |
Ngay từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp, trên khắp các địa bàn trong tỉnh, phụ nữ sôi nổi hưởng ứng các phong trào thi đua như phong trào "Mùa đông binh sỹ", "Hũ gạo nuôi quân"… đã có hàng ngàn bà mẹ tiễn chồng, tiễn con lên đường ra trận đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù bị địch ra sức khủng bố, nhưng phong trào phụ nữ vẫn phát triển không ngừng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hưởng ứng phong trào phụ nữ "Ba đảm đang" do TW Hội LHPN Việt Nam phát động, các tầng lớp phụ nữ Nam Định đã hăng hái đứng lên đánh giặc cứu nước góp phần bảo vệ và xây dựng miền Bắc XHCN, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Với khẩu hiệu "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", phụ nữ các địa phương vừa lao động sản xuất, vừa chiến đấu. Trong phong trào Ba đảm đang, phụ nữ Nam Định đã thể hiện vai trò, khả năng cách mạng to lớn, tinh thần yêu nước, lao động sáng tạo, ý chí tự cường vươn lên, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã nhanh chóng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ. Các phong trào thi đua: "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước"; "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"; các chương trình công tác, nhiệm vụ trọng tâm đã có tác dụng động viên, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh tham gia, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội. Được phát động từ Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX (năm 2002) đến nay, sau gần 10 năm thực hiện, phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" đã khẳng định ý nghĩa lớn lao và sức sống mãnh liệt của phong trào với những nội dung phù hợp và thiết thực, với cách chỉ đạo nghiêm túc, kịp thời, sáng tạo của các cấp hội, phong trào đi vào chiều sâu, thực sự có sức lan toả, khơi dậy mạnh mẽ khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, hội viên phụ nữ toàn tỉnh, được cấp uỷ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và dự luận xã hội đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Từ năm 2007 đến nay, phong trào thi đua được chỉ đạo thực hiện, gắn với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã tạo được khí thế mới trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Đến nay, đã có 349128 hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện phong trào, trong đó có 75,2% số người đăng ký đạt 3 tiêu chuẩn phong trào thi đua; 91640 cán bộ, hội viên, phụ nữ đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc 5 năm liền trong phong trào thi đua yêu nước của hội. Đặc biệt, Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã nhận thức đầy đủ trách nhiệm tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo nên đã tập trung chỉ đạo, coi trọng các giải pháp giúp chị em thoát nghèo như: Hướng dẫn kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Đến nay, đã có 85,7% số hộ gia đình nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp đỡ, trong đó có 36% số hộ đã thoát nghèo. Tích cực khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, hiện nay, các cấp hội đang quản lý trên 800 tỷ đồng, giúp 152169 phụ nữ vay. Coi trọng hiệu quả sử dụng vốn gắn với dạy nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quan tâm đầu tư dạy nghề cho phụ nữ nông thôn, phụ nữ khuyết tật, hỗ trợ doanh nghiệp nữ. Các hoạt động nhân đạo chăm lo đời sống phụ nữ, nhất là giúp phụ nữ nghèo được thể hiện qua cuộc vận động "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo". Đặc biệt, thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh tiết kiệm để xây dựng "Mái ấm tình thương" cho phụ nữ nghèo đã được đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ trong tỉnh tham gia. Đến nay, đã hỗ trợ xây dựng được 34 mái ấm tình thương trị giá 502,142 triệu đồng. Phụ nữ Nam Định cũng đã nhiệt tình hưởng ứng các cuộc vận động do Trung ương Hội phát động như: Xây dựng Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tu bổ di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng trị giá trên 600 triệu đồng…
2 - Triển khai các đề án: "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2010-2015". "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015" "Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt". Cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch" tới 100% cơ sở Hội nhằm đáp ứng nguyện vọng của phụ nữ và góp phần xây dựng gia đình văn hoá, làng, xóm, khu dân cư văn hoá.
3 - Triển khai kế hoạch Đại hội phụ nữ các cấp nhiệm kỳ (2011-2016), tiến tới Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI. Tập trung đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện nghị quyết đại hội phụ nữ các cấp trong nhiệm kỳ qua và đề ra mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, cụ thể nghị quyết và chương trình công tác toàn khoá của đại hội Đảng bộ các cấp, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
4 - Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng công tác giám sát chính sách, luật pháp liên quan đến bình đẳng giới và chính sách an sinh xã hội có liên quan trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em.
5 - Hội Phụ nữ các cấp tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng về công tác cán bộ nữ, cán bộ hội, phát triển đảng viên nữ nông thôn thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ. Tập trung xây dựng mô hình mới, thu hút tập hợp hội viên, duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội; tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, nghiệp vụ của Hội cho đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp đạt trình độ tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh quy định. Phối hợp với các sở và ban, ngành, đoàn thể, tạo điều kiện xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ hội đủ tiêu chuẩn tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH-HĐH đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết Đại hội Phụ nữ các cấp, góp phần xây dựng quê hương Nam Định ngày càng giàu đẹp, văn minh./.