Đẩy mạnh chương trình cho vay giải quyết việc làm

07:09, 08/09/2016
Việc thực hiện chương trình cho vay giải quyết việc làm (GQVL) của Ngân hàng CSXH tỉnh thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các cấp và các ngành liên quan. Ban đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH cấp tỉnh, cấp huyện được kiện toàn, củng cố kịp thời; sự phối hợp của các cơ quan quản lý vốn, các ngành liên quan và các hội, đoàn thể nhận ủy thác trong việc triển khai cho vay, hướng dẫn người lao động sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay đã làm cho chương trình thực sự phát huy hiệu quả và được đông đảo người dân đón nhận.
 
Theo số liệu của Ngân hàng CSXH tỉnh, tổng doanh số cho vay theo chương trình GQVL 7 tháng đầu năm 2016 toàn tỉnh đạt 23 tỷ 395 triệu đồng. Số lượt khách hàng được vay 603 hộ, tạo việc làm mới cho 793 lao động. Tổng doanh số thu nợ 28 tỷ 578 triệu đồng. Như vậy lũy kế đến 31-7-2016, tổng dư nợ cho vay chương trình GQVL của Ngân hàng CSXH trong toàn tỉnh đạt 67 tỷ 878 triệu đồng với 2.369 khách hàng còn dư nợ. Từ nguồn vốn vay của chương trình, nhiều hộ gia đình có vốn để phát triển các ngành nghề, tăng gia sản xuất, phát triển chăn nuôi; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh có thêm nguồn lực để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thu hút thêm lao động vào làm việc. Có được kết quả trên là do Ngân hàng CSXH tỉnh đã tham mưu kịp thời cho cấp uỷ, chính quyền các cấp và các ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện và tổ chức giám sát việc cho vay tại địa bàn. Ngân hàng CSXH tỉnh đã chủ động phối hợp với Báo Nam Định, Đài PT-TH tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền; thường xuyên báo cáo cấp uỷ, chính quyền các huyện, thành phố và phối hợp đưa tin trên các đài phát thanh các huyện, thành phố, đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với chương trình cho vay GQVL, quy trình thủ tục làm hồ sơ vay vốn cũng như tiến độ, tình hình giải ngân chương trình cho vay GQVL trên địa bàn. Đồng thời, Ngân hàng CSXH tỉnh còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, thực hiện tin học hoá để đáp ứng yêu cầu và nâng cao chất lượng phục vụ cho vay các chương trình nói chung, chương trình cho vay GQVL nói riêng, bảo đảm ngày càng tốt hơn.
Từ nguồn vốn vay 20 triệu đồng của chương trình cho vay giải quyết việc làm đã giúp gia đình anh Cao Xuân Nguyên (TP Nam Định) đầu tư phát triển nghề mộc.
Từ nguồn vốn vay 20 triệu đồng của chương trình cho vay giải quyết việc làm đã giúp gia đình anh Cao Xuân Nguyên (TP Nam Định) đầu tư phát triển nghề mộc.
Tuy nhiên qua quá trình triển khai thực hiện chương trình cho vay GQVL cho thấy cơ chế cho vay theo chương trình này còn nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng không giải ngân kịp thời. Nhu cầu cho vay để mở rộng sản xuất, duy trì và hỗ trợ tạo việc làm hiện nay rất lớn song nguồn vốn ít (chỉ chiếm 3% tổng nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách) không đủ đáp ứng. Hơn nữa, việc bổ sung nguồn vốn cho chương trình này hằng năm rất hạn chế. Quy định cho vay của một số kênh quản lý chưa thông thoáng nên khó khăn cho việc giải ngân, nguồn vốn để đọng thời gian dài trong khi nhu cầu của người dân rất cấp bách. Cụ thể, nguồn vốn cho vay GQVL do Đoàn Thanh niên quản lý quy định không cho vay nhỏ lẻ theo hộ với mức vay dưới 50 triệu đồng, chỉ hỗ trợ cho vay các mô hình sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động trẻ. Hay đối với người khiếm thị ở nhiều địa phương không được cấp thẻ chứng nhận dạng khuyết tật nên không đủ thủ tục hưởng chính sách ưu đãi tín dụng. Do vậy nguồn vốn do kênh Hội Người mù quản lý không thể giải ngân... 
 
Lường được những hạn chế trên, thời gian tới Ngân hàng CSXH tỉnh sẽ tập trung tìm kiếm và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay chương trình này. Phấn đấu, hằng năm giải ngân cho trên 1.000 khách hàng được vay vốn, tạo việc làm mới cho 2.000 lao động, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu GQVL cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các địa phương. Trong đó tập trung cho vay đối với những hộ có kiến thức, năng lực sản xuất, kinh doanh có khả năng tạo điều kiện cho các hộ khác học tập kinh nghiệm để làm theo; những hộ gia đình sản xuất theo hướng tổ hợp, phát triển kinh tế trang trại, gia trại và cơ sở sản xuất tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động hoặc cùng tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh ở các địa phương là những nơi còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, gia đình chính sách. Thường xuyên tham mưu và chủ động phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp làm tốt các nhiệm vụ trong thực hiện chương trình cho vay GQVL theo quy định của Chính phủ. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện hội đồng quản trị các cấp và Ban giảm nghèo của các địa phương để gắn kết hoạt động tín dụng với các chương trình giảm nghèo, GQVL và phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý vốn và các ngành chức năng, các hội, đoàn thể nhận ủy thác để giúp đỡ, hỗ trợ người dân khi vay vốn theo chương trình cho vay GQVL đạt hiệu quả. Tiếp tục tổ chức tập huấn công tác chuyên môn, nghiệp vụ về chương trình cho vay GQVL cho đội ngũ cán bộ của hệ thống Ngân hàng CSXH cũng như các hội, đoàn thể nhận ủy thác các cấp. Hiện, nhu cầu vay vốn GQVL còn rất lớn nên Ngân hàng CSXH tỉnh đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan và UBND các cấp bổ sung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phát huy tối đa ý nghĩa xã hội của chương trình tín dụng chính sách này./.
 
Bài và ảnh: Phạm Văn Đại


Tin đăng tuyển dụng tây ninh tại Vieclam24hDanh sách việc làm hà nội uy tín

BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Giấy phép số: 136/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/3/2022.

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com