1. Cơ cấu giống: Lúa lai: Các huyện phía nam: 55-60% diện tích, các huyện phía bắc: 40% diện tích. Nhóm lúa lai gồm: Nhị ưu 838, D.ưu 527, TX111, D.ưu 725, Nam Dương 99, N.ưu 69, Thục Hưng 6, TH3-3…
Lúa thuần: Các huyện phía nam: 40-45% diện tích, các huyện phía bắc: 60% diện tích. Nhóm lúa thuần gồm: Bắc thơm 7, NĐ1, NĐ5, KD18, QR1, TBR45, VHC, Nếp (N87, N97)…
2. Lịch gieo cấy: Bố trí gieo mạ, cấy lúa và cho lúa trỗ bông từ 5 đến 15-5 là thời kỳ an toàn nhất để đảm bảo đạt năng suất cao. Gieo mạ xuân muộn từ 20-1 đến 10-2, tập trung từ 25-1 đến 5-2. Xuống đồng cấy lúa khi mạ nền đạt 2,5-3,0 lá, mạ dày xúc đạt 4-4,5 lá, mạ dược đạt 4,5-5,0 lá. Phấn đấu hoàn thành cấy lúa xuân vào ngày 25-2. Gieo sạ: từ 10 đến 15-2.
3. Phương thức làm mạ: Gieo mạ theo phương thức mạ nền có che phủ nilon và mạ dày xúc là chủ yếu. Mạ dược chỉ gieo để cấy chân trũng. Mở rộng nhanh diện tích gieo sạ hàng ở những vùng chủ động nước.
Ảnh minh họa: Internet |
4. Mật độ và số dảnh cấy: Phía bắc: Lúa lai cấy 35-40 khóm/m2; lúa thuần cấy 40-45 khóm/m2. Phía nam: Lúa lai cấy 30-33 khóm/m2; lúa thuần cấy 35-40 khóm/m2. Số dảnh: Lúa lai cấy 2 dảnh/khóm, lúa thuần cấy 2-3 dảnh/khóm.
5. Sử dụng phân bón: Tận dụng nguồn phân hữu cơ để bón lót; không lạm dụng phân đạm; tăng cường sử dụng phân hỗn hợp NPK; bón phân cân đối nhằm tạo dàn lúa khoẻ, hạn chế sự phát sinh và lây lan của các đối tượng sâu bệnh. Mức đầu tư phân bón cho 01 sào:
- Phân đơn: Lúa lai: 9-12kg urea + (20-25)kg lân super + 6kg kali. Lúa thuần: 7-10kg urea + (15-20)kg lân super + (5-6)kg kali. Cách bón: Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 40% lượng phân đạm. Bón thúc 1 (sau cấy 10 ngày): bón 40% lượng phân đạm + 50% lượng kali. Bón thúc 2 (sau cấy khoảng 18-20 ngày): bón hết lượng phân còn lại.
- Phân hỗn hợp NPK kết hợp với phân đơn: Loại NPK: 16-16-8 với lúa lai: 20kg NPK + (2-3)kg urea + 3kg kali; lúa thuần: 15kg NPK + 2kg urea + 2kg kali. Loại NPK: 5-10-3 với lúa lai: 25kg NPK + (5-6)kg urea + 5kg kali; lúa thuần: 25kg NPK + 4kg urea + 4kg kali. Cách bón: Bón lót: 100% phân chuồng + 75% lượng phân NPK. Thúc 1 (sau cấy 10 ngày): 25% lượng phân NPK + (3-4)kg urea. Thúc 2 (sau cấy từ 18-20 ngày): bón hết lượng phân còn lại
6. Chế độ nước: Sau cấy và trong suốt quá trình đẻ nhánh hữu hiệu giữ mực nước nông thường xuyên (khoảng 3cm) trong ruộng. Cuối thời kỳ lúa đẻ nhánh hữu hiệu (từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4) rút nước triệt để, phơi ruộng từ 15-20 ngày. Từ thời kỳ đòng bước 6 trở đi lấy nước trở lại và giữ ổn định mực nước 10-15cm trong suốt thời kỳ lúa trỗ bông, phơi màu. Thời kỳ lúa vào chắc - chín rút cạn dần nước trong ruộng.
7. Phòng trừ sâu bệnh: Cần quan tâm phòng trừ các đối tượng chính là chuột và ốc bươu vàng ở đầu vụ. Bệnh đạo ôn trên lá: từ giữa tháng 3 - đầu tháng 4; bệnh đạo ôn cổ bông: từ cuối tháng 4 - đầu tháng 5. Rầy lứa 1, 2, 3: trong tháng 4, 5, 6. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 2: cuối tháng 4 - đầu tháng 5. Sâu đục thân 2 chấm lứa 2: trung tuần tháng 5./.
Ngọc Ánh
(Theo Sở NN và PTNT tỉnh)