Thu hoạch đậu tương |
Đậu tương là cây họ đậu rất phù hợp trồng ở vụ đông trên đất hai lúa. Năng suất trung bình ở vụ đông 15-16 tạ/ha, cao đạt trên 20 tạ/ha, ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt.
I. GIỐNG VÀ THỜI VỤ
1. Giống:
- DT12, DT99,… TGST 75-77 ngày, tiềm năng năng suất 14-20 tạ/ha.
- DT84, DT2000 TGST 80-85 ngày, tiềm năng năng suất 20-25 tạ/ha.
* Lượng giống: 3-3,5kg/sào (80-100 kg/ha)
Hạt giống được phơi qua nắng nhẹ từ 4-5 giờ trước khi gieo.
2. Thời vụ:
- Gieo hạt từ 15-30-9, giống DT12, DT99 chậm nhất 5-10.
- Chọn địa chỉ tin cậy để mua giống, yêu cầu tỷ lệ nảy mầm >= 80%
II. ĐẤT VÀ LÀM ĐẤT
1. Đất trồng:
- Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ cát pha đến thịt nặng, thích hợp nhất là đất cát pha, thịt nhẹ thoát nước tốt.
- Đất trồng đậu tương nhất thiết phải quy vùng chủ động tưới tiêu nước, đảm bảo đủ ẩm, sau mưa 2-3 giờ phải thoát hết nước ở rãnh.
2. Làm đất tối thiểu:
Áp dụng làm đất tối thiểu chỉ vét rãnh tạo băng rộng 2-3m, rãnh sâu 15-20cm và vét rãnh xung quanh ruộng để tiêu nước.
III. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG
1. Phương thức gieo trồng
a. Gieo vãi:
Khi gặt lúa cần để gốc rạ cao 20-30cm, gieo hạt đều trên ruộng, sau đó dùng máy bừa nhỏ chạy đều trên ruộng cho hạt chìm vào trong đất và cho gốc rạ phủ lên trên hạt. Ưu điểm: đỡ tốn công lao động; nhược điểm: tốn giống, khó áp dụng với đất thịt nặng thoát nước kém.
b. Gieo hàng:
Khi gặt lúa cần cắt sát gốc rạ, gieo 2 hạt/1 gốc rạ, sau đó dùng chân đạp nhẹ cho hạt giống chìm vào đất.
2. Phân bón:
a. Lượng phân bón 1 sào:
200-300kg phân chuồng hoai hoặc 20-25kg phân hữu cơ Sông Gianh + 4 kg urê + 15kg lân + 4kg kali.
b. Cách bón:
- Thúc 1 khi cây có 1-2 lá thật: bón lân + PC + 50% đạm + 50% kali
- Thúc 2 khi cây có 3-4 lá thật: 50% đạm + 50% kali
3. Chăm sóc:
a. Dặm tỉa:
- Khi cây có 1-2 lá mầm: dặm tỉa định cây.
- Khi cây có 1-2 lá mầm: làm cỏ kết hợp bón thúc.
b. Tưới tiêu nước:
- Đất có màu nâu là đủ ẩm (đặc biệt giai đoạn gieo hạt, hạt con, ra hoa và quả non).
- Chủ động thoát kiệt nước khi có mưa.
5. Phòng trừ sâu bệnh:
- Sâu: dòi đục nõn, sâu xanh, sâu khoang, rệp, sâu đục quả… dùng thuốc: Fastac, Ofatox, Regent… nhất là dòi đục nõn khi cây 2-4 lá thật.
- Bệnh: Lở cổ rễ, héo xanh, đốm nâu, gỉ sắt… dùng thuốc: Zineb, Alvil, Vimonyl…
6. Thu hoạch:
- Khi có trên 75% số quả trên cây chuyển màu vàng sáng hoặc nâu thì có thể thu hoạch được.
- Chọn ngày thời tiết nắng ráo để thu.
- Tuốt lá để lại ngoài ruộng, cắt cây mang về phơi khô rồi đập lấy hạt (nếu thu nhiều thì dùng máy tuốt lúa ra hạt ngay, tránh để lâu hạt dễ bị mốc, thối giảm chất lượng)./.
TT Khuyến nông - Khuyến ngư Nam Định