An Giang: Khánh thành trạm biến áp 220kV Long Xuyên

08:12, 25/12/2017

 

Tỉnh An Giang, Tổng Cty Điện lực miền Nam (EVN SPC) vừa tổ chức khánh thành và gắn biển công trình trạm biến áp 220kV Long Xuyên 2 và đường dây đấu nối.

Đây là công trình cấp điện áp 220kV đầu tiên do EVN SPC thực hiện có chức năng điều khiển từ xa, đã được hoàn thành và đóng điện vào ngày 26-11.

Khánh thành trạm biến áp 220kV Long Xuyên 2
Khánh thành trạm biến áp 220kV Long Xuyên 2

 

Công trình được EVN SPC phát động thi đua gắn biển cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam và chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21-12-1954 - 21-12-2017).

Trước khi có trạm 220kV Long Xuyên 2, trên địa bàn tỉnh An Giang chỉ có trạm 220kV duy nhất ở Châu Đốc (2x125MVA), và phải nhận điện 110kV thêm từ 2 trạm ngoài tỉnh là 220kV Thốt Nốt (2x125MVA) và 220kV Rạch Giá (2x125MVA); nên việc cung cấp điện cho địa phương đôi khi có những khó khăn nhất định.

Trước tình hình đó, để đáp ứng kịp thời nhu cầu điện của khu vực, bảo đảm chất lượng điện áp, cung cấp điện an toàn và liên tục cho khách hàng, giảm tổn thất điện năng, EVN SPC đã quyết định đầu tư xây dựng công trình Trạm biến áp 220kV Long Xuyên 2 và đường dây đấu nối.

UBND tỉnh An Giang cũng xem đây là công trình trọng điểm nhằm bảo đảm nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Long Xuyên và các địa phương lân cận của tỉnh.

TP Hồ Chí Minh: Tiếp tục dẫn đầu trong thu hút FDI năm 2017

Tính đến ngày 20-12, cả nước có 24.748 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 318,72 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 172,35 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 44 tỷ USD (chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư).

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 186,1 tỷ USD -  chiếm 58,4% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 53,1 tỷ USD (chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 20,8 tỷ USD (chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư).

Đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 57,66 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 49,46 tỷ USD (chiếm 15,5%), tiếp theo lần lượt là Xinh-ga-po và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.

Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 44 tỷ USD (chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bình Dương với 30,18 tỷ USD (chiếm 9,5%), Đồng Nai với 27,34 tỷ USD (chiếm 8,6%), Hà Nội với 27,28 tỷ USD (chiếm 8,5%)./.

Theo dangcongsan.vn



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com