Cách kiểm soát bệnh gút, ngăn ngừa biến chứng an toàn, hiệu quả

02:11, 11/11/2019

Gút là bệnh lý xương khớp phổ biến ở nước ta và trên thế giới với tỷ lệ từ 0,1 – 10% dân số mắc phải tình trạng này. Bệnh thường gặp ở đối tượng nam giới trung niên và ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Vậy làm thế nào để đẩy lùi căn bệnh này hiệu quả?

Gút là căn bệnh xương khớp phổ biến hiện nay (ảnh minh hoạ)
Gút là căn bệnh xương khớp phổ biến hiện nay (ảnh minh hoạ)

Người mắc gút có thể gặp biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh gút gây ra bởi sự tăng axit uric trong máu dẫn đến hình thành tinh thể urat ở khớp và các mô. Cơ thể sản xuất axit uric khi nó phân hủy một hợp chất có tên là purin. Purin thường được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và một số thực phẩm. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận loại ra khỏi cơ thể nhờ nước tiểu. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bị suy yếu, không thể bài tiết sẽ khiến chúng tích tụ, hình thành các tinh thể urate sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp gây đau đớn.

Khi bị gút, bạn có thể cảm thấy sưng và đau ở các khớp chân, đặc biệt là ngón chân cái. Cơn đau thường dữ dội, đột ngột, khiến người bệnh có cảm giác như đang có kim châm vào các khớp.

Gút thường gặp ở nam giới trung niên từ 30 - 50 tuổi, tuy nhiên bệnh vẫn có thể gặp ở người trẻ tuổi hoặc nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh là 0,7-1,4% ở nam giới và 0,5 - 0,6% ở nữ giới.

Gút nếu không được xử lý sớm và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động như:

Hủy hoại xương khớp: Bệnh gút khi phát triển sang giai đoạn mạn tính sẽ hình thành các hạt tophi. Hạt tophi phát triển ngày càng lớn gây lở loét, ảnh hưởng tới các khớp xung quanh, làm tăng nguy cơ viêm khớp, biến dạng khớp và dẫn đến tàn phế.

Tổn thương thận: Việc tăng cao nồng độ axit uric máu và đào thải qua đường nước tiểu sẽ khiến muối urat có cơ hội lắng đọng tại thận và gây nên sỏi thận, suy thận.

Nguy cơ đột quỵ và tai biến: Người bị bệnh gút thường có nguy cơ bị đột quỵ hoặc tai biến cao hơn người bình thường, đặc biệt là các bệnh lý liên quan như: Bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong sớm.

Phương pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học là lời khuyên của các chuyên gia dành cho người đang mắc bệnh gút. Theo đó, thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh nên:

-Tránh những thức ăn giàu purine như phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt bò, dê, chó, bê), hải sản (tôm, cua, cá béo), các loại đậu, nấm khô,… Nạp một lượng vừa phải các thức ăn chứa ít purine như thịt lợn, ngan, gà, cá, vịt,…

-Nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo như da động vật, các món ăn nướng, món chiên, xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Không uống nước ngọt, nước có gas, thức uống có chứa nhiều đường như: Sinh tố, trà sữa, các loại nước uống có cồn, chất gây nghiện.

-Uống nhiều nước từ 2 – 2,5l nước mỗi ngày, nên sử dụng các loại nước khoáng có chất kiềm. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, củ quả. Sử dụng các loại trứng, sữa, chế phẩm từ sữa, pho mát không lên men.

-Ngoài chế độ ăn, người bị gút cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên vận động các môn thể thao nhẹ nhàng. Chú ý kiểm soát cân nặng, các chỉ số máu: Lipid máu, axit uric máu, huyết áp,…

Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm thảo dược có thành phần từ trạch tả, nhàu, thổ phục linh,… để hỗ trợ phòng và đẩy lùi gút cũng là một phương pháp được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao.

Trong Đông y, trạch tả là vị thuốc quen thuộc có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, long đờm, lợi tiểu, thanh nhiệt được dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, gan rất hiệu quả.

Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong thân và rễ trạch tả có chứa các hoạt chất như: Apialisol A, Alismol, Alismoxide và các Alisol A, B, C, Choline… Các hoạt chất này được chứng minh có tác dụng giúp tăng cường khả năng chuyển hóa nước, hỗ trợ hệ bài tiết, chống đông máu, ổn định huyết áp, chống nhiễm độc gan, thận, từ đó giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể, trong đó có axit uric – tác nhân chính gây ra cơn đau gút.

Ngoài ra, trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan, phòng chống gan nhiễm mỡ - một trong những vấn đề mà người bị bệnh gút thường mắc phải. Chính vì vậy, so với các phương pháp kiểm soát bệnh gút hiện đại có thể mang đến nhiều tác dụng phụ thì trạch tả lại giúp hạ axit uric máu, giảm đau gút và ngăn ngừa bệnh tái phát an toàn, hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các thảo dược khác như: Nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, hạ khô thảo,… đều có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau, chống viêm nên rất hữu ích ngay cả khi cơn đau gút đang xuất hiện.

Theo suckhoedoisong.vn

 

 

cach-kiem-soat-benh-gut-ngan-ngua-bien-chung-an-toan-hieu-qua-2



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com