Ba kết cục mà Mỹ có thể đối mặt khi chấm dứt "cuộc phiêu lưu" ở Xi-ri

08:11, 03/11/2017

Chiến tranh Mỹ thường kết thúc theo 3 cách sau: chiến thắng toàn diện; phá hủy rồi để lại tình trạng rối ren hoặc rút quân trong hoảng loạn.

Chiến lược đối ngoại gây tranh cãi của Mỹ tại Trung Đông và Bắc Phi trong thời gian qua đã khiến dư luận đặt ra hai câu hỏi lớn: “Ai chịu trách nhiệm vạch ra chiến lược ở Oa-sinh-tơn và họ muốn gì?”.

Theo nhà phân tích quốc phòng và cựu quan chức ngoại giao Ca-na-đa Pa-trích Am-xtrong trả lời phỏng vấn đài phát thanh Sputnik, “bất kể động cơ chiến dịch can thiệp quân sự của Oa-sinh-tơn vào Xi-ri là gì: ống dẫn dầu, khiến Nga hoặc I-ran suy yếu, gây rối hoặc gì đi nữa, nó cũng đã thất bại”.

Với nhiều cáo buộc, từ việc máy bay không quân Mỹ hỗ trợ cho lực lượng IS tại chiến trường Xi-ri bằng cách sơ tán đội ngũ chỉ huy của IS, cho đến những lời tuyên bố của giới quan sát cho rằng chiến dịch giải phóng Ra-ca của liên minh do Mỹ dẫn đầu chỉ là một “màn kịch rối”, tất cả đều khiến dư luận nghi ngờ đặt câu hỏi.

Khói sau một cuộc không kích trong cuộc giao tranh giữa lực lượng Chính phủ Xi-ri và tổ chức IS. Ảnh: Roi-tơ
Khói sau một cuộc không kích trong cuộc giao tranh giữa lực lượng Chính phủ Xi-ri và tổ chức IS. Ảnh: Roi-tơ

Liệu Mỹ có tiếp tục hậu thuẫn lực lượng Dân chủ Xi-ri (SDF) tại Ra-ca theo đúng như “kế hoạch cai quản” được các tay súng đồng minh với Mỹ vạch ra trong tháng 4-2017? Liệu Lầu Năm Góc sẽ giúp người Cuốc duy trì được quyền kiểm soát các khu vực khai thác dầu mỏ tại Đây E Do mà đã bị IS chiếm lại cách đây hơn 1 tuần?

Mặt khác, thái độ không sẵn sàng ủng hộ các tuyên bố độc lập của đồng minh người Cuốc ở I-rắc cũng khiến nhiều nhà bình luận phải suy ngẫm và đưa ra kết luận rằng có lẽ Tê-hê-ran đã thành công trong việc vượt mặt chính quyền Tổng thống Trăm trong khu vực, ngăn cản Mỹ tạo ra chỗ đứng trong lòng người Cuốc ở I-rắc chống lại I-ran.

Tuy nhiên, tất cả những câu hỏi trên giống như câu hỏi khác liên quan đến chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ tại khu vực, không có lời giải đáp, bởi vì không một ai biết chính xác câu trả lời cho hai câu hỏi chính: “Ai chịu trách nhiệm ở Oa-sinh-tơn và mục đích của họ là gì?”.

Cựu quan chức ngoại giao nhấn mạnh, mặc dù rõ ràng kế hoạch của Mỹ tại Trung Đông đang vỡ vụn ra thành từng mảnh, Oa-sinh-tơn không hề có ý định thừa nhận mình thất bại.

“Mỹ luôn luôn có một mưu đồ riêng - người Cuốc ở Xi-ri, đội ám sát ở Áp-ga-ni-xtan - để trì hoãn ngày kết thúc. Chiến tranh Mỹ thường kết thúc theo 3 cách sau: thứ nhất, chiến thắng toàn diện (1945); thứ hai, phá hủy rồi để lại tình trạng hỗn loạn phía sau (Cô-xô-vô, Xô-ma-li hoặc Li-bi) và cuối cùng, rút quân trong hoảng loạn (Việt Nam). Hiện tại, có lẽ phương án 3 sẽ xảy ra tại Xi-ri”, ông Am-xtrong nhận định.

Tính đến tận thời điểm này, kế hoạch Xi-ri của Mỹ vẫn rất rõ ràng, lật đổ cựu Tổng thống Ha-phê Át-xát, giờ là Ba-sa An Át-xát và tạo dựng đế chế của người Săn-ni. Vì theo Mỹ, lợi ích của Mỹ sẽ đạt được tốt nhất khi Xi-ri được trị vì dưới tay một người thuộc tộc Săn-ni.

Sau sự kiện Liên Xô sụp đổ năm 1991, các chế độ ủng hộ Xô-viết tại Trung Đông, Trung Á và Mỹ La-tinh dường như trở thành con mồi dễ dàng cho các nhà hoạch định chiến tranh của Mỹ.

Tướng Mỹ quân đội về hưu Oét-xli Clác - một ứng viên tranh cử Tổng thống năm 2004, trong một bài phát biểu năm 2007 hồi tưởng lại cựu Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Chính sách Pôn Uôn-phơ-uýt tiết lộ một kế hoạch Mỹ “trong 5 đến 10 năm nữa sẽ xóa sổ hết chế độ ủng hộ Xô-viết” tại Xi-ri, I-ran và I-rắc.

Hay trong năm 2006, cựu Đại sứ Mỹ tại Xi-ri Uy-li-am Rô-búc cũng ngầm thông báo về Oa-sinh-tơn về “nguy cơ dễ bị tấn công” của chính quyền Tổng thống Ba-sa An Át-xát và những “phương án có thể triển khai”.

Tuy nhiên, với hai năm mở chiến dịch không kích ở Xi-ri, Nga đã khiến các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ bất ngờ, buộc Oa-sinh-tơn phải thay đổi kế hoạch.

Sau cuộc họp ngày 23-10 với người đồng cấp I-rắc I-bra-him Gia-pha-ri, Ngoại trưởng Nga Xéc-gây La-vrốp nhấn mạnh, Mát-xcơ-va muốn Oa-sinh-tơn phải trả lời các câu hỏi về chiến lược mới của mình tại Xi-ri một cách trung thực và rõ ràng.

Đặc biệt Ngoại trưởng La-vrốp yêu cầu Mỹ phải giải thích về lời kêu gọi thiết lập một loạt các “chính quyền” địa phương trên lãnh thổ Xi-ri và một cuộc “di cư” của các tay khủng bố IS từ Ra-ca chuyển đến những khu vực do lực lượng vũ trang thân Mỹ kiểm soát./.

Theo baotintuc.vn

 



BÁO NAM ĐỊNH ĐIỆN TỬ

Tổng biên tập: Phạm Văn Trường

Phó Tổng biên tập: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Thủy

Tòa soạn: Số 68 Trần Phú, TP Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0228.3849386; Email: toasoanbnd@gmail.com